Quốc phòng toàn dân là gì? Tính chất của nền quốc phòng toàn dân là gì?

Quốc phòng toàn dân là gì? Tính chất của nền quốc phòng toàn dân là gì? Người lao động trong cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt là doanh nghiệp hưởng chế độ chính sách gì?

Quốc phòng toàn dân là gì? Tính chất của nền quốc phòng toàn dân là gì?

Theo Điều 2 Luật Quốc phòng 2018 quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quốc phòng là công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.
2. Tiềm lực quốc phòng là khả năng về nhân lực, vật lực, tài chính, tinh thần ở trong nước và ngoài nước có thể huy động để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
3. Quân sự là hoạt động đặc biệt của xã hội về xây dựng lực lượng vũ trang, đấu tranh vũ trang, trong đó Quân đội nhân dân làm nòng cốt.
4. Chiến tranh nhân dân là cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.
5. Thế trận quốc phòng toàn dân là việc tổ chức, triển khai, bố trí lực lượng, tiềm lực quốc phòng trên toàn bộ lãnh thổ theo kế hoạch thống nhất, phù hợp với chiến lược bảo vệ Tổ quốc để ngăn ngừa, đối phó thắng lợi với mọi âm mưu và hoạt động chống phá của thế lực thù địch, sẵn sàng chuyển đất nước từ thời bình sang thời chiến.
...

Theo đó có thể hiểu quốc phòng toàn dân là một khái niệm trong lĩnh vực quốc phòng của Việt Nam, thể hiện sức mạnh quốc phòng của đất nước được xây dựng trên nền tảng chính trị, tinh thần, nhân lực, vật lực và tài chính. Nền quốc phòng này mang tính chất toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ và tự cường.

- Mục tiêu của quốc phòng toàn dân:

+ Bảo vệ Tổ quốc: Giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia.

+ Phát triển bền vững: Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng, đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước

- Nền quốc phòng toàn dân của Việt Nam có những tính chất chính sau đây:

+ Toàn dân: Mọi người dân đều có trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Quốc phòng toàn dân là nền quốc phòng "vì dân, do dân, của dân".

+ Toàn diện: Quốc phòng toàn dân không chỉ bao gồm các hoạt động quân sự mà còn kết hợp chặt chẽ với các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh.

+ Độc lập, tự chủ: Nền quốc phòng được xây dựng trên cơ sở tự lực, tự cường, không phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia hay tổ chức nào.

+ Hiện đại: Quốc phòng toàn dân luôn được cập nhật và hiện đại hóa để đáp ứng các yêu cầu và thách thức mới của thời đại.

+ Kết hợp kinh tế với quốc phòng: Phát triển kinh tế gắn liền với tăng cường khả năng quốc phòng, đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.

+ Dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước: Nền quốc phòng toàn dân được xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự quản lý, điều hành của Nhà nước

Thông tin mang tính chất tham khảo.

Quốc phòng toàn dân là gì? Tính chất của nền quốc phòng toàn dân là gì?

Quốc phòng toàn dân là gì? Tính chất của nền quốc phòng toàn dân là gì? (Hình từ Internet)

Nhân lực tại cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt gồm những ai?

Theo khoản 2 Điều 25 Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp 2024 quy định:

Nhân lực phục vụ công nghiệp quốc phòng, an ninh
...
2. Nhân lực tại cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt, cơ sở công nghiệp quốc phòng khác, cơ sở công nghiệp an ninh khác bao gồm:
a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng làm việc tại cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân công an làm việc tại cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt;
b) Lao động hợp đồng;
c) Chuyên gia, nhà khoa học theo hình thức thuê khoán hoặc hợp tác tư vấn;
d) Người có ngành nghề, trình độ chuyên môn phù hợp được cấp có thẩm quyền điều động tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng, an ninh trong tình trạng chiến tranh và tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng khẩn cấp về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
...

Theo đó nhân lực tại cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt gồm:

- Sĩ quan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng và viên chức quốc phòng làm việc tại cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt;

- Lao động hợp đồng;

- Chuyên gia, nhà khoa học theo hình thức thuê khoán hoặc hợp tác tư vấn;

- Người có ngành nghề, trình độ chuyên môn phù hợp được cấp có thẩm quyền điều động tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng, an ninh trong tình trạng chiến tranh và tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng khẩn cấp về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Người lao động trong cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt là doanh nghiệp hưởng chế độ chính sách gì?

Theo Điều 65 Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp 2024 quy định thì người lao động trong cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt là doanh nghiệp hưởng chế độ chính sách như sau:

- Được trả lương;

- Được hưởng chế độ, chính sách đối với người lao động trong doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về việc làm, bảo hiểm và pháp luật khác có liên quan;

- Trong trường hợp kết quả sản xuất, kinh doanh không bảo đảm đủ lương theo chức vụ, chức danh, cấp hàm, ngạch, bậc và phụ cấp đặc thù thì được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ;

- Được Nhà nước hỗ trợ chính sách chăm sóc sức khỏe, chính sách cho lao động nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi;

- Người lao động khi tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng, an ninh mà bị thương được xem xét, giải quyết chính sách thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh, nếu chết được xem xét công nhận là liệt sỹ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

- Người lao động có trình độ đại học trở lên, công nhân kỹ thuật làm việc trong ngành, nghề đặc thù quốc phòng, an ninh, công nhân kỹ thuật bậc cao được hưởng chế độ, chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao, được ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề;

- Được hưởng quyền tác giả, bảo hộ quyền tác giả đối với sản phẩm từ hoạt động khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật về khoa học và công nghệ;

- Được Nhà nước hỗ trợ về lương và phụ cấp đặc thù theo quy định của pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao ngoài nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh.

Lưu ý: Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp 2024 có hiệu lực từ 01/07/2025.

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
CRM là gì? Chuyên viên CRM là gì? Lương tối thiểu của chuyên viên CRM hiện nay là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Lợi nhuận thuần là gì, ví dụ? Tính lợi nhuận thuần công thức ra sao? Không thưởng tết vì lợi nhuận thuần thấp có được hay không?
Lao động tiền lương
Hiện vật là gì, hiện kim là gì, ví dụ? Phân biệt hiện vật và hiện kim? Trả lương cho người lao động bằng hiện vật hay hiện kim?
Lao động tiền lương
Chỉ số chứng khoán thế giới là gì? 03 loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán gồm gì?
Lao động tiền lương
Sai số tuyệt đối là gì, ví dụ? Công thức tính sai số tuyệt đối và ứng dụng của nó đối với các lĩnh vực công việc thế nào?
Lao động tiền lương
Phép chiếu bản đồ là gì? Có mấy phép chiếu bản đồ? Công việc của đo đạc bản đồ viên hạng 2 là gì?
Lao động tiền lương
Nguyên tử là gì, ví dụ về nguyên tử, cấu tạo nguyên tử thế nào? Công việc của Chuyên viên chính về quản lý hoạt động năng lượng nguyên tử là gì?
Lao động tiền lương
Thời kỳ quá độ là gì? 4 đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến người lao động là gì?
Lao động tiền lương
Hệ thống là gì cho ví dụ minh họa? Tính hệ thống là gì? Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội như thế nào?
Lao động tiền lương
Tôn sư trọng đạo là gì, biểu hiện của tôn sư trọng đạo là gì? Công việc của giáo viên trung học phổ thông hạng 1 ra sao?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tìm hiểu Pháp luật
1,128 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tìm hiểu Pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tìm hiểu Pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào