Quản tài viên vừa hành nghề với tư cách cá nhân vừa hành nghề tại doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được không?
Quản tài viên vừa hành nghề với tư cách cá nhân vừa hành nghề tại doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được không?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 22/2015/NĐ-CP quy định:
Hình thức hành nghề của Quản tài viên
1. Các hình thức hành nghề của Quản tài viên bao gồm:
a) Hành nghề với tư cách cá nhân;
b) Hành nghề trong doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bằng việc thành lập hoặc tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng cho doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
2. Tại cùng một thời điểm, người có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên chỉ được đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản ở một doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản hoặc đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân.
3. Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
Theo đó, Quản tài viên có thể hành nghề theo 02 hình thức gồm: hành nghề với tư cách cá nhân và hành nghề trong doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bằng cách thành lập hoặc tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng cho doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Tuy nhiên, Quản tài viên chỉ được chọn 01 hình thức hành nghề tại một thời điểm, pháp luật không cho phép người có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên vừa đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản ở một doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản mà vừa đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân.
Do đó, Quản tài viên không được phép vừa hành nghề với tư cách cá nhân vừa hành nghề tại doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Quản tài viên vừa hành nghề với tư cách cá nhân vừa hành nghề tại doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được không?
Quản tài viên có nghĩa vụ gì khi hành nghề?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 22/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản quy định:
Nghĩa vụ của Quản tài viên trong hoạt động hành nghề
1. Tuân thủ nguyên tắc hành nghề quản lý, thanh lý tài sản quy định tại Điều 2 của Nghị định này.
2. Chịu trách nhiệm về hoạt động nghề nghiệp của mình theo quy định của pháp luật về phá sản.
3. Ký báo cáo, văn bản về kết quả thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật về phá sản.
4. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật đối với trường hợp Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân.
5. Báo cáo Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hành nghề về hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Phá sản và pháp luật có liên quan.
Như vậy, Quản tài viên khi hành nghề có trách nhiệm thực hiện những nghĩa vụ sau đây:
- Tuân thủ nguyên tắc hành nghề quản lý, thanh lý tài sản quy định tại Điều 2 Nghị định 22/2015/NĐ-CP.
- Chịu trách nhiệm về hoạt động nghề nghiệp của mình theo quy định của pháp luật về phá sản.
- Ký báo cáo, văn bản về kết quả thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật về phá sản.
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật đối với trường hợp Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân.
- Báo cáo Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hành nghề về hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Phá sản 2014 và pháp luật có liên quan.
Quản tài viên bị thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 15 Luật Phá sản 2014 quy định:
Thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên
1. Người đã được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên mà thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên:
a) Là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
b) Bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;
c) Bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư, kiểm toán viên;
d) Bị thay đổi theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 46 của Luật này trong hai vụ việc phá sản trở lên.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.
Theo đó, Quản tài viên thuộc một trong các trường hợp sau đây thì sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề Quản tài viên:
- Là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
- Bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;
- Bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư, kiểm toán viên;
- Bị thay đổi theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 46 Luật Phá sản 2014 trong hai vụ việc phá sản trở lên.
- Year End Party có phải là tiệc tất niên không? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày Year End Party không?
- Nghị quyết 161: Chốt chính sách cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang được thực hiện đồng bộ thế nào?
- Quốc hội thông qua đề xuất tăng mức lương cơ sở trong năm 2025 đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước của Chính phủ trong trường hợp thế nào?
- Thông tư 88 có hiệu lực từ 7/2/2025 hướng dẫn cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang về sử dụng nguồn cải cách cho thu chi ngân sách nhà nước năm 2025 thế nào?
- Mẫu biên bản họp giao ban tháng chi tiết năm 2025 cho tổ chức, doanh nghiệp như thế nào?