Quản tài viên có thể bị thay đổi trong những trường hợp nào?
Điều kiện để hành nghề Quản tài viên là gì?
Tại Điều 12 Luật Phá sản 2014 có quy định như sau:
Điều kiện hành nghề Quản tài viên
1. Những người sau đây được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên:
a) Luật sư;
b) Kiểm toán viên;
c) Người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo.
2. Điều kiện được hành nghề Quản tài viên:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;
c) Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên và việc quản lý nhà nước đối với Quản tài viên.
Theo đó, để hành nghề Quản tài viên cần đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan.
- Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.
Quản tài viên có thể bị thay đổi trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Quản tài viên bị nghiêm cấm thực hiện những hành vi nào?
Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm đối với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
1. Những hành vi bị nghiêm cấm đối với Quản tài viên:
a) Cho thuê, cho mượn hoặc cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của mình để hành nghề quản lý, thanh lý tài sản;
b) Gợi ý hoặc nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích vật chất từ người tham gia thủ tục phá sản hoặc lợi dụng danh nghĩa Quản tài viên để thu lợi từ cá nhân, tổ chức ngoài chi phí Quản tài viên được nhận theo quy định của pháp luật;
c) Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn để thông đồng với cá nhân, tổ chức nhằm mục đích vụ lợi;
d) Tiết lộ thông tin về tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán mà Quản tài viên biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được doanh nghiệp, hợp tác xã đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
đ) Các hành vi khác trái với quy định của pháp luật, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Quản tài viên.
...
Theo đó Quản tài viên không được thực hiện các hành vi sau:
- Cho thuê, cho mượn hoặc cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của mình để hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.
- Gợi ý hoặc nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích vật chất từ người tham gia thủ tục phá sản hoặc lợi dụng danh nghĩa Quản tài viên để thu lợi từ cá nhân, tổ chức ngoài chi phí Quản tài viên được nhận theo quy định.
- Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn để thông đồng với cá nhân, tổ chức nhằm mục đích vụ lợi.
- Tiết lộ thông tin về tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán mà Quản tài viên biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được doanh nghiệp, hợp tác xã đồng ý bằng văn bản.
- Các hành vi khác trái với quy định của pháp luật, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Quản tài viên.
Quản tài viên có thể bị thay đổi trong những trường hợp nào?
Tai khoản 3 Điều 17 Nghị định 22/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
Trách nhiệm báo cáo của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đối với Chấp hành viên; đề xuất thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
...
3. Trong trường hợp Chấp hành viên phát hiện Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có hành vi vi phạm quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về phá sản, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Quản tài viên thì Chấp hành viên đề xuất Thẩm phán thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Bên cạnh đó tại khoản 1 và khoản 2 Điều 18 Nghị định 22/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
Thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
1. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có thể bị Thẩm phán quyết định thay đổi nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 46 của Luật Phá sản.
2. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bị Thẩm phán thay đổi nếu thuộc trường hợp bị tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.
...
Dẫn chiếu Điều 46 Luật Phá sản 2014 quy định về thay đổi Quản tài viên như sau:
Thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
1. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có thể bị Thẩm phán quyết định thay đổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật này;
b) Có căn cứ chứng minh Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ;
c) Trường hợp bất khả kháng mà Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không thực hiện được nhiệm vụ.
Theo đó, Quản tài viên sẽ bị thay đổi trong những trường hợp sau:
- Trong trường hợp Chấp hành viên phát hiện Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có hành vi vi phạm quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về phá sản, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Quản tài viên thì Chấp hành viên đề xuất Thẩm phán thay đổi Quản tài viên;
- Vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật này;
- Có căn cứ chứng minh Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ;
- Trường hợp bất khả kháng mà Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không thực hiện được nhiệm vụ.
- Bị thay đổi khi Quản tài viên bị tạm đình chỉ hành nghề quản lý thanh lý tài sản.
- Các ngạch Thẩm phán có hiệu lực từ 1/1/2025?
- Toàn bộ các đối tượng cảnh vệ cụ thể từ 1/1/2025? Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ là ai?
- Cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Lao động và Xã hội thế nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị này là gì?
- Công đoàn cấp trên có trách nhiệm gì trong việc thành lập nghiệp đoàn cơ sở?
- Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền gì? Thẩm phán có cần giải trình về quan điểm xét xử của mình không?