Phụ cấp thâm niên của viên chức quốc phòng được trả vào thời gian nào?
Viên chức quốc phòng có được hưởng phụ cấp thâm niên không?
Căn cứ tại Điều 36 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định như sau:
Tiền lương, phụ cấp, nhà ở, điều kiện thực hiện nhiệm vụ đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
1. Tiền lương của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được xác định theo trình độ đào tạo, chức danh, vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành lao động đặc biệt.
2. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được hưởng phụ cấp như sau:
a) Phụ cấp thâm niên được tính theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của quân đội theo quy định của pháp luật;
b) Phụ cấp, trợ cấp như đối với cán bộ, công chức, viên chức có cùng điều kiện làm việc;
c) Phụ cấp, trợ cấp phù hợp với tính chất hoạt động đặc thù quân sự.
3. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được hưởng chính sách ưu tiên hỗ trợ về nhà ở xã hội; thuê nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật.
4. Quân nhân chuyên nghiệp được hưởng phụ cấp về nhà ở.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó viên chức quốc phòng được hưởng phụ cấp thâm niên được tính theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của quân đội theo quy định của pháp luật.
Phụ cấp thâm niên của viên chức quốc phòng được trả vào thời gian nào?
Phụ cấp thâm niên của viên chức quốc phòng được trả vào thời gian nào?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 19/2017/NĐ-CP quy định:
Chế độ phụ cấp thâm niên đối với công nhân và viên chức quốc phòng
1. Mức phụ cấp
Công nhân và viên chức quốc phòng có thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của quân đội đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm (12 tháng) được tính thêm 1%.
Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Thời gian tính hưởng phụ cấp
a) Thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của quân đội;
b) Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành, nghề khác được cộng dồn với thời gian quy định tại điểm a khoản này để tính hưởng phụ cấp thâm niên.
3. Thời gian không tính hưởng phụ cấp
a) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
b) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
c) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.
Theo đó, phụ cấp thâm niên của viên chức quốc phòng được trả cùng kỳ lương hàng tháng.
Viên chức quốc phòng có tối đa bao nhiêu ngày nghỉ phép năm?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 113/2016/TT-BQP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 109/2021/TT-BQP quy định:
Nghỉ phép hằng năm
1. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được nghỉ phép hằng năm như sau:
a) Dưới 15 năm công tác được nghỉ 20 ngày;
b) Từ đủ 15 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 25 ngày;
c) Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 30 ngày.
2. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đóng quân ở đơn vị xa gia đình (nơi cư trú của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm:
a) 10 ngày khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên;
- Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên;
- Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và ở Nhà giàn DK1.
b) 05 ngày khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km;
- Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km đến dưới 300 km và có hệ số khu vực 0,5 trở lên;
- Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực.
...
Theo đó, tùy vào thời gian công tác mà viên chức quốc phòng có số ngày nghỉ phép năm khác nhau. Cụ thể:
- Dưới 15 năm công tác được nghỉ 20 ngày;
- Từ đủ 15 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 25 ngày;
- Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 30 ngày.
Tuy nhiên, viên chức quốc phòng đóng quân ở đơn vị xa gia đình (nơi cư trú của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân, của vợ hoặc của chồng) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm:
- 10 ngày khi thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên;
+ Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên;
+ Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và ở Nhà giàn DK1.
- 05 ngày khi thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km;
+ Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km đến dưới 300 km và có hệ số khu vực 0,5 trở lên;
+ Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực.
Như vậy, viên chức quốc phòng có tối đa 40 ngày phép năm.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?