Phó Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội được nhận mức phụ cấp chức vụ là bao nhiêu?
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội được nhận mức phụ cấp chức vụ là bao nhiêu?
Căn cứ Bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước và đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách Ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 973/2015/UBTVQH13 như sau:
STT | Chức danh | Hệ số | Mức phụ cấp thực hiện 01/7/2023 |
1 | Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội | 1.30 | 2.340.000 |
2 | Phó Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội | 1.30 | 2.340.000 |
3 | Trưởng ban thuộc Uỷ ban thường vụ Quốc hội | 1.30 | 2.340.000 |
4 | Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội | 1.30 | 2.340.000 |
5 | Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước | 1.30 | 2.340.000 |
6 | Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở Trung ương | ||
a/ Mức 1 | 1.05 | 1.890.000 | |
b/ Mức 2 | 1.20 | 2.160.000 | |
7 | Phó Trưởng ban thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội | 1.10 | 1.980.000 |
8 | Các chức danh lãnh đạo thuộc Toà án nhân dân tối cao: | ||
a/ Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao | 1.30 | 2.340.000 | |
b/ Chánh toà Toà án nhân dân tối cao | 1.05 | 1.890.000 | |
c/ Phó Chánh toà Toà án nhân dân tối cao | 0.85 | 1.530.000 | |
9 | Các chức danh lãnh đạo thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao: | ||
a/ Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao | 1.30 | 2.340.000 | |
b/ Vụ trưởng Vụ nghiệp vụ, Viện trưởng Viện nghiệp vụ, Cục trưởng Cục điều tra thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao | 1.05 | 1.890.000 | |
c/ Phó vụ trưởng Vụ nghiệp vụ, Phó viện trưởng Viện nghiệp vụ, Phó Cục trưởng Cục điều tra thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao | 0.85 | 1.530.000 | |
10 | Các chức danh lãnh đạo thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao | ||
a/ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao | 1.20 | 2.160.000 | |
b/ Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao | 1,00 | 1.800.000 | |
c/ Viện trưởng Viện nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao | 0.90 | 1.620.000 | |
d/ Chánh Văn phòng và cấp trưởng các đơn vị tương đương thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao | 0.85 | 1.530.000 | |
đ/ Phó Viện trưởng Viện nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao | 0.70 | 1.260.000 | |
e/ Phó Chánh Văn phòng và cấp phó các đơn vị tương đương thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao | 0.65 | 1.170.000 | |
g/ Trưởng phòng thuộc Viện nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao | 0.55 | 990.000 | |
h/ Trưởng phòng và tương đương thuộc Văn phòng và các đơn vị tương đương thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao | 0.50 | 900.000 | |
i/ Phó Trưởng phòng thuộc Viện nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao | 0.45 | 810.000 | |
k/ Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Văn phòng và các đơn vị tương đương thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao | 0.40 | 720.000 |
Mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Như vậy, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội được nhận mức phụ cấp chức vụ hiện nay là: 2.340.000 đồng/tháng.
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội được nhận mức phụ cấp chức vụ là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn về chức danh đối với Phó Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội phải đáp ứng?
Căn cứ điểm 2.14 khoản 2 Mục I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 quy định Phó Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào về chức danh cụ thể như sau:
KHUNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH CÁN BỘ THUỘC DIỆN BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG, BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ QUẢN LÝ
...
2. Tiêu chuẩn chức danh cụ thể
Tiêu chuẩn các chức danh dưới đây phải bảo đảm đầy đủ tiêu chuẩn chung nêu tại Mục 1, Phần I, Quy định này; đồng thời, đáp ứng các tiêu chuẩn của mỗi chức danh, cụ thể như sau:
...
2.14. Chức danh khối cơ quan Quốc hội
...
c) Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, phó chủ nhiệm các uỷ ban của Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Nắm vững hệ thống pháp luật Việt Nam và am hiểu pháp luật, thông lệ quốc tế, nhất là lĩnh vực phụ trách. Có năng lực nghiên cứu, đề xuất cụ thể hoá, thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực được phân công và giám sát thực hiện có hiệu quả. Có năng lực phối hợp với các cơ quan hành pháp và tư pháp trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Quốc hội. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ Uỷ viên thường trực, Uỷ viên chuyên trách của Hội đồng Dân tộc, các uỷ ban của Quốc hội hoặc vụ trưởng, tương đương vụ trưởng trở lên hoặc chức vụ phó bí thư, chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ phó tư lệnh quân khu và tương đương, cục trưởng và tương đương cục trưởng hoặc có quân hàm từ thiếu tướng trở lên. Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, phó chủ nhiệm các uỷ ban của Quốc hội là đại biểu Quốc hội. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có thể không là đại biểu Quốc hội; đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp vụ trưởng hoặc tương đương vụ trưởng trở lên hoặc chức vụ phó bí thư, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân trở lên của cấp tỉnh.
...
Như vậy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội phải đáp ứng được các tiêu chuẩn chung được quy định tại Quy định 214-QĐ/TW năm 2020; đồng thời phải đáp ứng được tiêu chuẩn chức danh được quy định cụ thể như trên.
Cơ quan nào phê chuẩn Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội?
Căn cứ Điều 67 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 (được sửa đổi khoản 10 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020) quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội
1. Hội đồng dân tộc gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác. Ủy ban của Quốc hội gồm có Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác.
2. Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội do Quốc hội bầu. Các Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Hội đồng dân tộc; các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Ủy ban do Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
3. Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội giúp Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội giải quyết các công việc thường xuyên của Hội đồng, Ủy ban trong thời gian Hội đồng, Ủy ban không họp.
Thường trực Hội đồng dân tộc gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên thường trực và các Ủy viên chuyên trách tại Hội đồng dân tộc. Thường trực Ủy ban của Quốc hội gồm Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm, các Ủy viên thường trực và các Ủy viên chuyên trách tại Ủy ban của Quốc hội.
4. Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội thành lập các tiểu ban để nghiên cứu, chuẩn bị các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội đồng, Ủy ban. Trưởng tiểu ban phải là thành viên của Hội đồng, Ủy ban, các thành viên khác có thể không phải là thành viên của Hội đồng, Ủy ban hoặc không phải là đại biểu Quốc hội.
Như vậy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?