Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư đương nhiên bị bãi nhiệm trong trường hợp nào?
Đoàn Luật sư là gì?
Căn cứ theo Điều 17 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 có quy định:
Địa vị pháp lý của Đoàn Luật sư
1. Đoàn Luật sư là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở.
Tên của Đoàn Luật sư bao gồm cụm từ Đoàn Luật sư tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) và tên tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) nơi Đoàn Luật sư được thành lập.
2. Đoàn Luật sư được thành lập theo quy định của Luật Luật sư.
3. Thành viên của Đoàn Luật sư là các luật sư đã gia nhập Đoàn Luật sư theo quy định của Luật Luật sư và Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
4. Đoàn Luật sư được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Luật sư, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Đoàn Luật sư ban hành nội quy để thể chế hóa Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam trong việc điều chỉnh quan hệ nội bộ của Đoàn Luật sư.
5. Đoàn Luật sư là thành viên của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, có các quyền, nghĩa vụ thành viên Liên đoàn, được Liên đoàn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chịu sự hướng dẫn, giám sát của Liên đoàn theo quy định của Luật Luật sư và Điều lệ này.
Theo đó, Đoàn Luật sư là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở.
Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư đương nhiên bị bãi nhiệm trong trường hợp nào?
Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư do cơ quan nào bầu ra?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 23 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 có quy định:
Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư
...
4. Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư do Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư bầu ra trong số thành viên của Ban Chủ nhiệm. Đối với Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư có dưới 05 luật sư thì Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư có thể do Đại hội luật sư bầu trong số các thành viên Ban Chủ nhiệm.
Phó Chủ nhiệm và Ủy viên Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư phụ trách lĩnh vực công tác, thực hiện nhiệm vụ, công việc theo sự phân công của Ban Chủ nhiệm, Chủ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Chủ nhiệm và Ban Chủ nhiệm về lĩnh vực công tác, nhiệm vụ và công việc được giao.
Trong trường hợp Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tạm thời vắng mặt hoặc không thực hiện được nhiệm vụ quyền hạn của mình theo quy định thì Chủ nhiệm ủy quyền bằng văn bản cho 01 Phó Chủ nhiệm tạm thời thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ nhiệm. Nếu Chủ nhiệm không thực hiện việc ủy quyền thì Ban Chủ nhiệm cử 01 Phó Chủ nhiệm tạm thời thay thế Chủ nhiệm điều hành hoạt động của Ban Chủ nhiệm. Việc cử này phải được ít nhất 2/3 số thành viên Ban Chủ nhiệm biểu quyết tán thành và được Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam đồng ý.
Trường hợp Ban Chủ nhiệm không thống nhất trong việc cử Phó Chủ nhiệm khác thay thế Chủ nhiệm thì Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam chỉ định 01 Phó Chủ nhiệm tạm quyền Chủ nhiệm.
...
Theo đó, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư do Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư bầu ra trong số thành viên của Ban Chủ nhiệm. Đối với Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư có dưới 05 luật sư thì Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư có thể do Đại hội luật sư bầu trong số các thành viên Ban Chủ nhiệm.
Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư đương nhiên bị bãi nhiệm trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 23 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 có quy định:
Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư
...
6. Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư đương nhiên bị bãi nhiệm trong các trường hợp sau:
a) Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức tạm đình chỉ tư cách thành viên hoặc xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư;
b) Bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;
c) Bị kết án mà bản án đã có hiệu lực pháp luật.
7. Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư bị bãi nhiệm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Nội quy Đoàn Luật sư trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình;
b) Xâm hại nghiêm trọng lợi ích của Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam;
c) Vi phạm nghiêm trọng pháp luật về luật sư và các quy định của pháp luật có liên quan;
d) Không còn tín nhiệm của trên 1/2 số thành viên của Đoàn Luật sư đối với Đoàn Luật sư có số lượng từ 300 luật sư trở xuống. Đối với Đoàn Luật sư có số lượng trên 300 luật sư, không còn sự tín nhiệm của trên 1/2 số đại biểu tham dự Đại hội luật sư.
Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư bị miễn nhiệm hoặc bị bãi nhiệm khi có trên 1/2 số đại biểu tham dự Đại hội luật sư bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết công khai tán thành.
...
Theo đó, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư đương nhiên bị bãi nhiệm trong các trường hợp sau:
- Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức tạm đình chỉ tư cách thành viên hoặc xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư;
- Bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;
- Bị kết án mà bản án đã có hiệu lực pháp luật.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?