Phát thanh viên hạng 2 đã công tác 05 năm có được dự thi lên phát thanh viên hạng 1?

Cho tôi hỏi để trở thành phát thanh viên hạng 1, viên chức cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì? Phát thanh viên hạng 2 đã công tác 05 năm có được dự thi lên phát thanh viên hạng 1? Câu hỏi của chị Trang (Thái Bình).

Có yêu cầu phát thanh viên hạng 1 phải biên tập những sai sót trong nội dung mà mình thể hiện hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 11 Thông tư 46/2017/TT-BTTTT quy định về nhiệm vụ của phát thanh viên hạng 1 như sau:

Phát thanh viên hạng I
1. Nhiệm vụ:
- Chủ trì xây dựng, biên tập kịch bản đọc, giới thiệu và dẫn chương trình; chủ trì biên soạn tài liệu, nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho phát thanh viên hạng dưới;
- Tham gia hội đồng tuyển dụng chức danh nghề nghiệp phát thanh viên;
- Chủ trì xây dựng quy trình, quy phạm nghiệp vụ, kỹ thuật của công tác phát thanh trên sóng;
- Đọc, giới thiệu và dẫn lời bình lưu loát tất cả các thể loại văn bản có tính phức tạp cao, sử dụng ngôn ngữ chuẩn tiếng Việt, không lẫn từ địa phương;
- Hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ phát thanh viên hạng dưới trong việc biên tập, xây dựng kịch bản; đọc, giới thiệu và dẫn lời bình chương trình;
- Nắm vững tinh thần, nội dung văn bản để tiết chế ngữ điệu, âm lượng, chất giọng và sử dụng ngôn ngữ phù hợp với bối cảnh, tính chất và thể loại văn bản truyền tải; chủ động trong mọi tình huống, có biện pháp kịp thời khắc phục, ứng phó với trường hợp đột xuất ngoài kịch bản;
- Biên tập những sai sót, lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả và lỗi nội dung trong văn bản thể hiện; kịp thời sửa chữa, khắc phục nhằm hoàn thiện chương trình cả về hình thức lẫn nội dung;
- Định hướng, xây dựng phong cách phát thanh riêng cho đội ngũ phát thanh viên mang bản sắc của đơn vị;
- Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy chế, nguyên tắc hoạt động của phòng thu, phòng đọc và của đơn vị;
- Chủ trì xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho viên chức phát thanh viên hạng dưới;
- Tham gia hội đồng tuyển dụng, bổ nhiệm chức danh hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho viên chức phát thanh viên hạng dưới.

Như vậy, việc biên tập những sai sót, lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả và lỗi nội dung trong văn bản thể hiện; kịp thời sửa chữa, khắc phục nhằm hoàn thiện chương trình cả về hình thức lẫn nội dung là 01 trong những nhiệm vụ bắt buộc của phát thanh viên hạng 1 trong quá trình công tác.

Phát thanh viên hạng 2 đã công tác 05 năm có được dự thi lên phát thanh viên hạng 1?

Phát thanh viên hạng 2 đã công tác 05 năm có được dự thi lên phát thanh viên hạng 1? (Hình từ Internet)

Để trở thành phát thanh viên hạng 1, viên chức cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 11 Thông tư 46/2017/TT-BTTTT được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 07/2022/TT-BTTTT quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của phát thanh viên hạng 1 như sau:

Phát thanh viên hạng I
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành phát thanh viên.

Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 46/2017/TT-BTTTT, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 07/2022/TT-BTTTT quy định tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của phát thanh viên hạng 1 như sau:

Phát thanh viên hạng I
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; các quy định của Luật Báo chí và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
b) Am hiểu về xã hội học, phong tục, tập quán, nhu cầu và thị hiếu của bạn đọc trong nước và nước ngoài;
c) Nắm vững quy trình nghiệp vụ, quy phạm kỹ thuật, các thuật ngữ, văn phạm và văn phong của ngôn ngữ; sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, trong sáng, truyền cảm; nắm vững tinh thần, nội dung thông tin, chủ động, sáng tạo trong việc truyền tải thông tin đảm bảo đạt chất lượng cao;
d) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.

Đồng thời, tại Điều 2 Thông tư 46/2017/TT-BTTTT cũng quy định về tiêu chuẩn chung của phát thanh viên như sau:

Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp
1. Chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về thông tin và truyền thông.
2. Trung thực, khách quan, có tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao; thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
3. Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nghề nghiệp; không lạm dụng vị trí công tác, nhiệm vụ được phân công để trục lợi; đoàn kết, sáng tạo, sẵn sàng tiếp thu, học hỏi cái mới, tự nâng cao trình độ; có ý thức phối hợp, giúp đỡ đồng nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác; tích cực tham gia nghiên cứu khoa học để phát triển nghề nghiệp và nâng cao trình độ.

Như vậy, để đạt chuẩn phát thanh viên hạng 1, viên chức phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn trên.

Phát thanh viên hạng 2 đã công tác 05 năm có được dự thi lên phát thanh viên hạng 1?

Căn cứ Điều 11 Thông tư 46/2017/TT-BTTTT được bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 07/2022/TT-BTTTT quy định về yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên phát thanh viên hạng 1 như sau:

Phát thanh viên hạng I
...
4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên phát thanh viên hạng I
a) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng II hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm (đủ 72 tháng). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;
b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng II hoặc tương đương đã chủ trì hoặc tham gia đọc ít nhất 02 (hai) tác phẩm đạt giải thưởng cấp bộ hoặc tương đương trở lên; hoặc chủ trì hoặc tham gia ít nhất 02 (hai) đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.

Như vậy, phát thanh viên hạng 2 phải có thời gian công tác tối thiểu 06 năm (đủ 72 tháng) thì mới đạt điều kiện nộp hồ sơ dự thi thăng hạng.

Trường hợp của bạn chỉ mới giữ chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng 2 05 năm nên sẽ không được dự thi thăng hạn lên phát thanh viên hạng 1.

Phát thanh viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Phát thanh viên hạng 3 có các tiêu chuẩn gì về trình độ đào tạo bồi dưỡng?
Lao động tiền lương
Hệ số lương của Phát thanh viên hạng 3 là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Phát thanh viên hạng 4 thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông có tiêu chuẩn gì về trình độ đào tạo bồi dưỡng?
Lao động tiền lương
Mức lương của Phát thanh viên hạng 3 là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Phát thanh viên được thưởng bao nhiêu khi đạt danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú?
Lao động tiền lương
Phát thanh viên hạng 4 thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông có nhiệm vụ gì?
Lao động tiền lương
Muốn trở thành Phát thanh viên thì có thể học ngành nào hệ cao đẳng?
Lao động tiền lương
Phát thanh viên hạng 2 phải có bằng cấp gì? Mức lương là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Bỏ yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, tin học đối với phát thanh viên hạng 3?
Lao động tiền lương
Mức lương hiện nay của phát thanh viên hạng 1 là bao nhiêu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Phát thanh viên
564 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phát thanh viên
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào