Phạm nhân thuộc trường hợp nào được đưa ra lao động, học nghề ngoài trại giam?

Theo quy định, phạm nhân thuộc trường hợp nào được đưa ra lao động, học nghề ngoài trại giam?

Phạm nhân thuộc trường hợp nào được đưa ra lao động, học nghề ngoài trại giam?

Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 09/2023/NĐ-CP quy định:

Cách thức, tiêu chí lựa chọn phạm nhân đưa ra lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam
1. Cách thức lựa chọn phạm nhân:
Trại giam phổ biến điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều này để phạm nhân đối chiếu và tự nguyện viết đơn đề nghị được tham gia lao động, học nghề ngoài trại giam. Giám thị trại giam chỉ đạo các đội nghiệp vụ phối hợp, lựa chọn phạm nhân theo quy định.
2. Phạm nhân không thuộc trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm m khoản 4 Điều 1 Nghị quyết số 54/2022/QH15 được đưa ra các khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có nơi cư trú rõ ràng.
b) Chấp hành nghiêm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, có ý thức cải tạo tiến bộ.
c) Đối với phạm nhân có mức án trên 15 năm, chung thân phải thuộc trường hợp phạm tội lần đầu, đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và thời gian chấp hành án còn lại từ 7 năm trở xuống, có ít nhất 12 tháng liền kề thời điểm xét duyệt được xếp loại “Khá” hoặc “Tốt”.
d) Đối với phạm nhân có mức án từ 15 năm trở xuống phải thuộc trường hợp phạm tội lần đầu và bảo đảm các điều kiện: Phạm nhân có mức án tù trên 7 năm đến 15 năm phải chấp hành được 1/3 mức án, thời gian chấp hành án còn lại từ 7 năm trở xuống, đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, có ít nhất 09 tháng liền kề thời điểm xét duyệt được xếp loại “Khá” hoặc “Tốt”; phạm nhân có mức án từ trên 3 năm đến 7 năm có ít nhất 6 tháng liền kề thời điểm xét duyệt được xếp loại “Khá” hoặc “Tốt”; phạm nhân có mức án từ 3 năm trở xuống có ít nhất 3 tháng liền kề thời điểm xét duyệt được xếp loại “Khá” hoặc “Tốt”.
đ) Đối với số phạm nhân có tiền sử nghiện ma túy phải xem xét thận trọng, chặt chẽ, chỉ lựa chọn số phạm nhân không còn biểu hiện lệ thuộc ma túy để đưa ra khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam.

Theo đó, các đối tượng phạm nhân đáp ứng điều kiện tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 09/2023/NĐ-CP thì được đưa ra lao động, học nghề ngoài trại giam. Trừ các đối tượng phạm nhân sau:

- Phạm nhân phạm một trong các tội về xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;

- Phạm nhân đã bị kết án từ 02 lần trở lên;

- Phạm nhân tái phạm nguy hiểm;

- Phạm nhân là người tổ chức trong vụ án đồng phạm về tội đặc biệt nghiêm trọng;

- Phạm nhân có thời gian chấp hành án phạt tù còn lại trên 07 năm;

- Phạm nhân là người nước ngoài;

- Phạm nhân đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm;

- Phạm nhân dưới 18 tuổi;

- Phạm nhân từ đủ 60 tuổi trở lên;

- Phạm nhân đang xếp loại chấp hành án phạt tù loại “Kém”;

- Phạm nhân đã có hành vi trốn khỏi cơ sở giam giữ hoặc trốn khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc;

- Phạm nhân thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 32 Luật Thi hành án hình sự 2019.

Phạm nhân thuộc trường hợp nào được đưa ra lao động, học nghề ngoài trại giam?

Phạm nhân thuộc trường hợp nào được đưa ra lao động, học nghề ngoài trại giam?

Phạm nhân khi lao động, học nghề ngoài trại giam thì có được trả công không?

Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 09/2023/NĐ-CP quy định:

Chế độ, chính sách đối với phạm nhân khi lao động, hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam
1. Phạm nhân lao động, hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam được đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ và được trả công theo quy định của Luật Thi hành án hình sự và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành.
2. Ít nhất một tháng trước ngày phạm nhân chấp hành xong án phạt tù hoặc trước khi thi hành quyết định đặc xá, quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, phạm nhân được đưa trở lại trại giam để phục vụ công tác chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng theo quy định.
3. Trường hợp phạm nhân có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, vi phạm nội quy về đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, phòng ngừa dịch bệnh, phòng chống cháy, nổ đến mức phải xử lý kỷ luật thì đưa về trại giam để xử lý theo quy định.

Theo đó, phạm nhân khi lao động, học nghề ngoài trại giam thì được trả công theo quy định Luật Thi hành án hình sự 2019 và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành.

Có giới hạn đào tạo nghề cho phạm nhân là người dưới 18 tuổi không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định:

Chế độ học nghề của phạm nhân
...
2. Phạm nhân là người dưới 18 tuổi, phạm nhân trong độ tuổi thanh niên đến 30 tuổi chưa có nghề nghiệp, phạm nhân có mức án dưới 05 năm và chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù được ưu tiên bố trí học nghề, nâng cao tay nghề. Mỗi phạm nhân chỉ được học 01 nghề.
...

Theo đó, phạm nhân là người dưới 18 tuổi chỉ được học 01 nghề.

Phạm nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người bị phạt tù có được hưởng lợi từ kết quả lao động của mình khi ở trong tù không?
Lao động tiền lương
Kết quả lao động, học nghề của người bị phạt tù trong trại giam có phải chịu thuế không? Kết quả lao động vượt chỉ tiêu thì sử dụng thế nào?
Lao động tiền lương
Phạm nhân thuộc trường hợp nào được đưa ra lao động, học nghề ngoài trại giam?
Đi đến trang Tìm kiếm - Phạm nhân
281 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phạm nhân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phạm nhân

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản liên quan thi hành án hình sự đối với người chưa thành niên
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào