Phải hoàn thành bài thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức khi tham gia thi tuyển công chức kể từ ngày 10/04/2023?
Phải hoàn thành bài thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức khi tham gia thi tuyển công chức kể từ ngày 10/04/2023?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định về nguyên tắc, điều kiện, thẩm quyền, nội dung, hình thức và việc thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào đối với người tham gia tuyển dụng vào làm công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
2. Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức theo quy định tại Nghị định này áp dụng đối với người đăng ký tuyển dụng vào công chức thông qua hình thức thi tuyển.
Theo khoản 1 Điều 13 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 4 năm 2023.
...
Theo đó người đăng ký tuyển dụng công chức thông qua hình thức thi tuyển thì phải làm bài thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Và dựa vào khoản 1 Điều 13 Nghị định 06/2023/NĐ-CP thì việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức được thực hiện kể từ ngày 10/04/2023.
Vậy người đăng ký tuyển dụng công chức thông qua hình thức thi tuyển phải làm bài kiểm định chất lượng đầu vào kể từ ngày 10/4/2023.
Phải hoàn thành bài thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức khi tham gia thi tuyển công chức kể từ ngày 10/04/2023?
Cơ quan nào có thẩm quyền kiểm định chất lượng đầu vào công chức?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức
1. Bộ Nội vụ là cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
2. Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức được tổ chức định kỳ 02 lần vào tháng 7 và tháng 11 hàng năm.
3. Trước ngày 31 tháng 01 hằng năm, Bộ Nội vụ công bố kế hoạch tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
4. Trường hợp các cơ quan tuyển dụng công chức có nhu cầu kiểm định chất lượng đầu vào công chức thì xây dựng kế hoạch, thông báo theo quy định tại Điều 7 Nghị định này và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự kiểm định tại Cổng thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức, đơn vị mình quản lý; lập danh sách thí sinh gửi Bộ Nội vụ để tổ chức kiểm định. Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nhận được danh sách, Bộ Nội vụ tiến hành tổ chức kiểm định.
Theo đó Bộ Nội vụ là cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng đầu vào công chức, Bộ Nội vụ sẽ lên kế hoạch và tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Vậy cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng đầu vào công chức là Bộ Nội vụ.
Người không cư trú tại Việt Nam có được thi Kiểm định chất lượng đầu vào công chức không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức
1. Điều kiện đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức.
2. Những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức không được đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Dẫn chiếu đến Điều 36 Luật Cán bộ, công chức 2008 như sau:
Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức
...
2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:
a) Không cư trú tại Việt Nam;
b) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
Theo đó những người mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không cư trú tại Việt Nam, người chưa được xóa án tích hoặc đang bị xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục thì không được đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Vậy người không cư trú tại Việt Nam thuộc trong trường hợp không được đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?