Paralympic 2024 tổ chức ở đâu? Chăm sóc sức khỏe và chữa trị chấn thương đối với vận động viên có thành tích cao như thế nào?

Paralympic 2024 - thế vận hội dành cho người khuyết tật tổ chức ở đâu? Chăm sóc sức khỏe và chữa trị chấn thương đối với vận động viên có thành tích cao như thế nào?

Paralympic 2024 tổ chức ở đâu?

Paralympic 2024 sẽ được tổ chức tại Paris, Pháp, từ ngày 28 tháng 8 đến ngày 8 tháng 9. Đây là lần đầu tiên Paris đăng cai Thế vận hội Paralympic mùa hè, với các sự kiện diễn ra tại những địa điểm mang tính biểu tượng của thành phố như Tháp Eiffel, Cung điện Versailles và Grand Palais. Buổi lễ khai mạc sẽ diễn ra tại Place de la Concorde, trong khi lễ bế mạc sẽ được tổ chức tại Stade de France. Sự kiện này hứa hẹn mang đến một không khí sôi động và đầy cảm hứng cho cả vận động viên và khán giả.

Thế vận hội Paralympic bao gồm hai sự kiện chính: Mùa hè và Mùa đông, được tổ chức ngay sau Thế vận hội Olympic tương ứng. Tất cả các cuộc thi trong Thế vận hội Paralympic đều được quản lý và điều hành bởi Ủy ban Paralympic Quốc tế (IPC).

Căn cứ theo khoản 8 Nội dung phong trào thi đua yêu nước ngành văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-BVHTTDL năm 2024 thì năm nay Việt Nam cũng sẽ tham gia Thế vận hội dành cho người khuyết tật lần thứ 17 tại Pháp.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Paralympic 2024 tổ chức ở đâu? Chăm sóc sức khỏe và chữa trị chấn thương đối với vận động viên có thành tích cao như thế nào?

Paralympic 2024 tổ chức ở đâu? Chăm sóc sức khỏe và chữa trị chấn thương đối với vận động viên có thành tích cao như thế nào?

Chăm sóc sức khỏe và chữa trị chấn thương đối với vận động viên có thành tích cao như thế nào?

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 36/2019/NĐ-CP quy định Chăm sóc sức khỏe và chữa trị chấn thương đối với vận động viên có thành tích cao như sau:

- Đơn vị sử dụng vận động viên thể thao thành tích cao có trách nhiệm:

+ Kiểm tra sức khỏe ban đầu cho vận động viên ngay khi được tuyển chọn vào các cơ sở đào tạo và các đội tuyển thể thao;

+ Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho vận động viên ít nhất 2 lần/năm;

+ Kiểm tra sức khỏe cho vận động viên trước khi tham gia thi đấu các giải thể thao thành tích cao.

- Nội dung kiểm tra sức khỏe của vận động viên quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 36/2019/NĐ-CP bao gồm:

+ Kiểm tra, đánh giá về trình độ thể lực;

+ Kiểm tra, đánh giá về hình thái;

+ Kiểm tra, đánh giá về tâm lý;

+ Kiểm tra, đánh giá về y sinh học.

- Nội dung kiểm tra sức khỏe cho vận động viên quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 Nghị định 36/2019/NĐ-CP được thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Vận động viên thể thao thành tích cao được chăm sóc sức khỏe, hồi phục chức năng và chữa trị chấn thương tại các cơ sở y tế trong nước.

Trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định cho vận động viên thể thao thành tích cao được triệu tập tập huấn tại các đội tuyển thể thao quốc gia chuẩn bị tham dự và có khả năng giành huy chương tại Đại hội thể thao châu Á (sau đây gọi là ASIAD), tham dự Đại hội thể thao Olympic (sau đây gọi là Olympic Games) và vận động viên tham dự Đại hội thể thao người khuyết tật thế giới (sau đây gọi là Paralympic Games) được chữa trị chấn thương ở nước ngoài.

Chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với vận động viên có thành tích cao phải đảm bảo như nào?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 36/2019/NĐ-CP quy định chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với vận động viên có thành tích cao như sau:

- Vận động viên thể thao thành tích cao được hưởng chế độ dinh dưỡng đặc thù nhằm đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho khả năng hoạt động tập luyện và thi đấu thể thao thành tích cao, gồm:

+ Bữa ăn hàng ngày;

+ Thực phẩm chức năng.

- Huấn luyện viên thể thao thành tích cao được hưởng chế độ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 36/2019/NĐ-CP

- Thời gian hưởng chế độ dinh dưỡng đặc thù được tính trong thời gian tập trung tập huấn và thi đấu của huấn luyện viên, vận động viên.

- Huấn luyện viên và vận động viên thể thao thành tích cao được triệu tập vào các đội tuyển thể thao quốc gia để chuẩn bị tham dự Đại hội Thể thao Đông Nam Á (sau đây gọi là SEA Games), ASIAD và Olympic Games được hưởng chế độ dinh dưỡng cao hơn tối đa không quá 50% mức quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 36/2019/NĐ-CP trong thời gian không quá 90 ngày.

- Huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao được triệu tập vào các đội tuyển thể thao quốc gia và có khả năng giành huy chương vàng tại ASIAD, giành huy chương vàng tại Đại hội thể thao Olympic trẻ (sau đây gọi là Youth Olympic Games), có khả năng đạt chuẩn tham dự Olympic Games và huấn luyện viên, vận động viên tham dự Paralympic Games được hưởng chế độ dinh dưỡng cao hơn không quá 100% mức quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 36/2019/NĐ-CP

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định danh sách huấn luyện viên, vận động viên được hưởng chế độ quy định tại khoản này.

- Vận động viên thể thao thành tích cao được triệu tập vào các đội tuyển thể thao quốc gia và có khả năng giành huy chương tại ASIAD, tham dự vòng loại và tham dự Olympic Games và vận động viên tham dự Paralympic Games được hưởng chế độ thực phẩm chức năng theo tính chất đặc thù của từng môn thể thao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Huấn luyện viên, vận động viên khi tập huấn ở nước ngoài được hưởng chế độ bữa ăn hàng ngày theo thư mời hoặc hợp đồng ký kết giữa cơ quan quản lý vận động viên ở trong nước với cơ sở đào tạo ở nước ngoài.

- Khi giá cả thị trường biến động bằng (=) hoặc lớn hơn (>) 10% theo công bố của Tổng cục Thống kê, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống nhất điều chỉnh mức chi để thực hiện chế độ dinh dưỡng cho phù hợp.

- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với huấn luyện viên, vận động viên quy định tại Điều 4 Nghị định 36/2019/NĐ-CP

Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024 chính thức khai mạc? Nhà nước có chính sách nào đối với lao động là người khuyết tật?
Lao động tiền lương
Thế vận hội dành cho người khuyết tật Việt Nam tham gia tổ chức đến khi nào? Lao động người khuyết tật được nhà nước hỗ trợ việc làm ra sao?
Lao động tiền lương
Thế vận hội người khuyết tật Paralympic ra đời vào năm nào? Người khuyết tật tự tạo việc làm cho mình được hưởng chính sách gì?
Lao động tiền lương
Paralympic 2024 tổ chức ở đâu? Chăm sóc sức khỏe và chữa trị chấn thương đối với vận động viên có thành tích cao như thế nào?
Lao động tiền lương
Thế vận hội dành cho người khuyết tật là gì? Chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với vận động viên tham gia ra sao?
Lao động tiền lương
Paralympic là gì? Thông tin về Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024? Thủ tục xác định mức độ khuyết tật cho người lao động thế nào?
Lao động tiền lương
Mức thưởng Paralympic Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024 dành cho vận động viên ra sao?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024
47 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thế vận hội dành cho người khuyết tật 2024

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào