Nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp Vĩnh Phúc thì nên đến địa chỉ nào?
Nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp Vĩnh Phúc thì nên đến địa chỉ nào?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (Được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP) người lao động có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Theo đó, cơ quan giải quyết bảo hiểm thất nghiệp Vĩnh Phúc là Trung tâm Dịch vụ việc làm Vĩnh Phúc, cụ thể:
Địa chỉ: Đường Đặng Trần Côn, phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh
Email: [email protected]
Số điện thoại: 1900 866 646
Website: http://vieclamvinhphuc.gov.vn/
Nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp Vĩnh Phúc thì nên đến địa chỉ nào?
Theo quy định bảo hiểm thất nghiệp hiện nay có mấy chế độ?
Căn cứ Điều 42 Luật Việc làm 2013 quy định về các chế độ bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể như sau:
Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
1. Trợ cấp thất nghiệp.
2. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
3. Hỗ trợ Học nghề.
4. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Theo đó, bảo hiểm thất nghiệp gồm 04 chế độ:
- Trợ cấp thất nghiệp.
- Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
- Hỗ trợ Học nghề.
- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Hạn chót nộp hồ sơ trợ cấp thất nghiệp Vĩnh Phúc là khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm 2013 có quy định về thời hạn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cụ thể như sau:
Hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.
...
Theo quy định này, dù ở đâu thì người lao động cũng chỉ có thời gian 03 tháng kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động để làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động tại tỉnh Hưng Yên cũng không ngoại lệ.
Nếu không nộp hồ sơ đúng hạn, người lao động mất việc làm sẽ không được giải quyết trợ cấp thất nghiệp. Lúc này, dù có nộp thì trung tâm dịch vụ việc làm cũng sẽ trả lại hồ sơ.
Người lao động muốn hưởng quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp chỉ có thể chờ đến lần hưởng sau. Bởi thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng sẽ được bảo lưu và tính cộng dồn cho lần hưởng sau khi người lao động đáp ứng đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Những đối tượng nào tham gia bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc?
Căn cứ khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định về đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc bao gồm:
- Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc sau đây:
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn.
+ Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định như trên.
Tham khảo thêm Toàn văn 04 chế độ bảo hiểm thất nghiệp: TẢI VỀ
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?