Nơi làm bảo hiểm thất nghiệp HCM? Điều kiện để người lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp hiện nay?

Cho tôi hỏi người lao động có thể làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh? Câu hỏi của anh N.T.Q (An Giang)

Nơi làm bảo hiểm thất nghiệp HCM?

Căn cứ theo Quy trình 9 Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 403/QĐ-UBND năm 2020 có quy định về các địa điểm nộp hồ sơ và nhận kết quả hồ sơ trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh như sau:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa của một trong các địa điểm sau:

1. Trung tâm dịch vụ việc làm Thành phố: 153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.17 Q. Bình Thạnh.

2. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 4: 249 Tôn Đản , P.15

3. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 6: 743/34 Hồng Bàng, P.6

4. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 9: Số 1, Đường số 9, Phường Phước Bình.

5. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận Tân Bình: 456 Trường Chinh, P. 13

6. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 12: 803 Nguyễn Văn Quá, Phường. Đồng Hưng Thuận

7. Cơ Sở 2 Củ Chi : Đường 458, ấp Thạnh An, xã Trung An.

Xem chi tiết Quy trình 9 ban hành kèm theo Quyết định 403/QĐ-UBND năm 2020: Tại đây

Nơi làm bảo hiểm thất nghiệp HCM? Điều kiện để người lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp hiện nay?

Nơi làm bảo hiểm thất nghiệp HCM? Điều kiện để người lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp hiện nay? (Hình từ Internet)

Điều kiện để người lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp hiện nay?

Căn cứ Điều 49 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:

Điều kiện hưởng
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết.

Như vậy, người lao động đáp ứng đủ 4 điều kiện sau đây sẽ được hưởng các quyền lợi bảo hiểm thất nghiệp:

(1) Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc

Trừ các trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật hoặc đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

(2) Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp

Từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn/không xác định thời hạn;

Từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

(3) Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm BHTN do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ.

(4) Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN;

Trừ các trường hợp như người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, đi học từ 12 tháng trở lên, bị bắt, tạm giam theo quy định của pháp luật.

Cách tính bảo hiểm thất nghiệp dành cho người lao động?

Căn cứ khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:

Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
...

Như vậy, theo quy định trên, ta có cách tính bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng = Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp x 60%

Lưu ý: Tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.

Hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động thực hiện theo chế độ tiền lương do doanh nghiệp quyết định.

Bảo hiểm thất nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp sau đợt tăng lương cơ sở 30% như thế nào?
Lao động tiền lương
Cách xem lịch chuyển tiền bảo hiểm thất nghiệp dành cho người lao động ra sao?
Lao động tiền lương
Địa chỉ bảo hiểm thất nghiệp Quận 12 Tp. Hồ Chí Minh là ở đâu?
Lao động tiền lương
Các bước tham gia bảo hiểm thất nghiệp? Ai thực hiện?
Lao động tiền lương
Bảo hiểm thất nghiệp là bù đắp thu nhập cho người lao động có đúng không?
Lao động tiền lương
Người lao động phải đóng bao nhiêu tiền bảo hiểm thất nghiệp?
Lao động tiền lương
Khi nào người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động?
Lao động tiền lương
Thủ tục nhận bảo hiểm thất nghiệp có gì thay đổi không?
Lao động tiền lương
Thời hạn làm bảo hiểm thất nghiệp giới hạn trong bao lâu?
Lao động tiền lương
Từ ngày 1/7/2025, đóng chưa đủ số tiền bảo hiểm thất nghiệp bị coi là trốn đóng trong trường hợp nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bảo hiểm thất nghiệp
405 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm thất nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm thất nghiệp

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Tổng hợp văn bản hướng dẫn trợ cấp thất nghiệp mới nhất 2024 Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia: tổng hợp văn bản hướng dẫn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào