Nồi hơi và bình chịu áp lực được kiểm tra vận hành bao lâu một lần?
Người sử dụng nồi hơi và bình chịu áp lực có phải lập sổ theo dõi quản lý nồi hơi và bình chịu áp lực hay không?
Tại tiểu mục 5.1.1 Mục 5 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2008/BLĐTBXH có quy định như sau:
5. Quy định về quản lý, sử dụng nồi hơi và bình chịu áp lực
5.1 Quy định chung
5.1.1. Người sử dụng nồi hơi, bình chịu áp lực phải lập sổ theo dõi quản lý nồi hơi, bình chịu áp lực trong đó bắt buộc có các nội dung quản lý như: Lịch bảo dưỡng, tu sửa, kiểm tra vận hành, kiểm định... Tổ chức thực hiện kiểm tra vận hành, kiểm định đúng thời hạn.
5.1.2. Cấm người sử dụng nồi hơi, bình chịu áp lực đưa vào vận hành nồi hơi, bình chịu áp lực đã quá thời hạn kiểm định. Không cho phép sử dụng áp kế chưa được kiểm định hoặc đã quá thời hạn kiểm định; van an toàn không bảo đảm, mất niêm phong hoặc chưa được kiểm định hiệu chỉnh hoặc đã quá thời hạn kiểm định (đối với các van an toàn của bình chịu áp lực, bồn bể, chai làm việc hoặc chứa các môi chất độc hại, dễ cháy nổ mà không cho phép kiểm tra hoạt động của chúng thường xuyên).
5.1.3. Người sử dụng nồi hơi, bình chịu áp lực phải căn cứ hướng dẫn sử dụng của người chế tạo, tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn hiện hành, tình trạng, chế độ làm việc thực tế của nồi hơi, bình chịu áp lực để xây dựng lịch bảo dưỡng, tu sửa trong đó nêu rõ thời gian, chi tiết phải kiểm tra để bảo dưỡng, tu sửa, thay thế.
...
Như vậy, người sử dụng nồi hơi và bình chịu áp lực phải lập sổ theo dõi quản lý nồi hơi và bình chịu áp lực trong đó bắt buộc có các nội dung quản lý như: Lịch bảo dưỡng, tu sửa, kiểm tra vận hành, kiểm định...
Nồi hơi và bình chịu áp lực được kiểm tra vận hành bao lâu một lần? (Hình từ Internet)
Nồi hơi và bình chịu áp lực phải đáp ứng những điều kiện gì mới được xuất xưởng?
Tại tiểu mục 2.4.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2008/BLĐTBXH có quy định như sau:
2. Quy định về thiết kế và chế tạo nồi hơi, bình chịu áp lực
...
2.4. Xuất xưởng nồi hơi và bình chịu áp lực.
...
2.4.4. Nồi hơi và bình chịu áp lực được xuất xưởng khi có đủ các điều kiện sau đây:
2.4.4.1. Đã được thử thủy lực và xác nhận chất lượng theo đúng yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn hiện hành;
2.4.4.2. Có bản danh mục, thông số kỹ thuật đầy đủ của các thiết bị đo kiểm, cơ cấu an toàn và phụ kiện, thiết bị kèm theo;
2.4.4.3. Có đủ các hồ sơ, tài liệu sau:
Lý lịch theo mẫu quy định (tại phụ lục 3 của Quy chuẩn này) có kèm theo các bản vẽ kết cấu thiết bị, các thuyết minh tính toán sức bền được quy định ở Điều 2.1.2 của Quy chuẩn này;
- Các chứng chỉ kiểm tra chất lượng và biên bản thử thủy lực xuất xưởng;
- Thuyết minh hướng dẫn sử dụng, lắp đặt, bảo dưỡng và bảo quản thiết bị. Yêu cầu về chất lượng nước cấp và các yêu cầu khác (nếu có);
2.4.4.4. Đã đóng chữ chìm và gắn nhãn theo quy định tại Điều 2.4.1 và Điều 2.4.2 của Quy chuẩn này.
Theo quy định trên, chỉ được xuất xưởng nồi hơi và bình chịu áp lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Đã được thử thủy lực và xác nhận chất lượng theo đúng yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn hiện hành;
- Có bản danh mục, thông số kỹ thuật đầy đủ của các thiết bị đo kiểm, cơ cấu an toàn và phụ kiện, thiết bị kèm theo;
- Có đủ các hồ sơ, tài liệu sau:
+ Lý lịch có kèm theo các bản vẽ kết cấu thiết bị, các thuyết minh tính toán sức bền được quy định ở Điều 2.1.2 của Quy chuẩn này;
+ Các chứng chỉ kiểm tra chất lượng và biên bản thử thủy lực xuất xưởng;
+ Thuyết minh hướng dẫn sử dụng, lắp đặt, bảo dưỡng và bảo quản thiết bị. Yêu cầu về chất lượng nước cấp và các yêu cầu khác (nếu có);
- Đã đóng chữ chìm và gắn nhãn theo quy định tại Điều 2.4.1 và Điều 2.4.2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2008/BLĐTBXH.
Nồi hơi và bình chịu áp lực được kiểm tra vận hành bao lâu một lần?
Tại tiểu mục 6.4 Mục 6 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2008/BLĐTBXH có quy định như sau:
6. Quy định về kiểm định an toàn và đăng ký nồi hơi, bình chịu áp lực
6.1. Tất cả các nồi hơi, bình chịu áp lực thuộc đối tượng áp dụng của Quy chuẩn này trước khi đưa vào sử dụng phải làm thủ tục kiểm định, đăng ký theo quy định hiện hành của Nhà nước.
6.2. Nồi hơi và bình chịu áp lực khi kiểm định, đăng ký phải có đủ hồ sơ theo quy định của Quy chuẩn này và các quy định hiện hành của Nhà nước. Thiết bị do nước ngoài chế tạo thì lý lịch thiết bị phải lập lại theo mẫu quy định bằng tiếng Việt Nam.
6.3. Thời hạn kiểm định định kỳ và quy định về kiểm định bất thường nồi hơi, bình chịu áp lực theo quy định của tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn hiện hành. Việc kiểm định do cơ quan kiểm định kỹ thuật an toàn thực hiện.
Thời hạn kiểm định thực hiện theo quy định của người chế tạo nhưng không được quá thời hạn quy định của tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn hiện hành. Việc kiểm định bất thường trước thời hạn chỉ thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan thanh tra lao động theo quy định tại Điều 7.1 của Quy chuẩn này hoặc do chính người sử dụng, quản lý thiết bị quyết định.
6.4. Thời hạn kiểm tra vận hành 1 năm/lần đối với nồi hơi, bình chịu áp lực. Kiểm tra vận hành do cơ sở sử dụng thực hiện; khi cơ sở không đủ điều kiện, khả năng kiểm tra vận hành có thể thuê chuyên gia hoặc cơ quan có chức năng thực hiện. Kết quả kiểm tra phải được lập biên bản lưu vào hồ sơ quản lý của cơ sở.
6.5. Việc kiểm định (khám nghiệm) các chai chứa khí phải tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn và các quy định hiện hành của Nhà nước.
6.6. Quy chế tổ chức, hoạt động của cơ quan kiểm định kỹ thuật an toàn; tiêu chuẩn, chức danh kiểm định viên thực hiện kiểm định các đối tượng thuộc phạm vi áp dụng của Quy chuẩn này do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
Theo đó, thời hạn kiểm tra vận hành đối với nồi hơi và bình chịu áp lực là 1 năm/lần.
Kiểm tra vận hành do cơ sở sử dụng thực hiện; khi cơ sở không đủ điều kiện, khả năng kiểm tra vận hành có thể thuê chuyên gia hoặc cơ quan có chức năng thực hiện. Kết quả kiểm tra phải được lập biên bản lưu vào hồ sơ quản lý của cơ sở.
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?
- Không còn quy định được miễn đào tạo nghề đấu giá từ 01/01/2025 đúng không?
- Thời điểm tổ chức Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là khi nào?