Nội dung thông báo tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức là gì?
Kỳ thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức do cơ quan nào tổ chức?
Căn cứ tại Điều 3 Nội quy và quy chế tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BNV quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Nội quy và Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kiểm định chất lượng đầu vào công chức (sau đây viết tắt là kiểm định) là kỳ thi do Bộ Nội vụ tổ chức nhằm đánh giá, công nhận kiến thức nền tảng cần thiết đối với thí sinh trước khi tham gia tuyển dụng công chức tại cơ quan có thẩm quyền.
2. Đơn vị chủ trì tổ chức kiểm định là cơ quan, đơn vị được Bộ trưởng Bộ Nội vụ giao nhiệm vụ tổ chức kiểm định.
3. Đơn vị phối hợp tổ chức kiểm định là cơ quan của Đảng, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các đơn vị thuộc thẩm quyền phân công của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, các cơ sở giáo dục đào tạo và các tổ chức có tư cách pháp nhân có liên quan do Hội đồng kiểm định mời tham gia tổ chức kỳ kiểm định.
...
Theo đó, kỳ thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức (sau đây viết tắt là kiểm định) là kỳ thi do Bộ Nội vụ tổ chức nhằm đánh giá, công nhận kiến thức nền tảng cần thiết đối với thí sinh trước khi tham gia tuyển dụng công chức tại cơ quan có thẩm quyền.
Nội dung thông báo tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức là gì?
Nội dung thông báo tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức quy định:
Thông báo tổ chức kiểm định và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự kiểm định
1. Căn cứ vào kế hoạch kiểm định hằng năm, Bộ Nội vụ thông báo công khai về các kỳ kiểm định trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức chậm nhất 30 ngày tính đến ngày tổ chức kiểm định.
2. Nội dung thông báo bao gồm:
a) Điều kiện đăng ký dự kiểm định.
b) Thời hạn, địa chỉ và địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự kiểm định, số điện thoại của bộ phận được phân công tiếp nhận Phiếu đăng ký dự kiểm định, chi phí dự kiểm định và số tài khoản nộp chi phí dự kiểm định.
c) Hình thức, nội dung, thời gian và địa điểm tổ chức kiểm định.
3. Trường hợp có thay đổi về thời gian và địa điểm tổ chức kiểm định, Bộ Nội vụ thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức trước 30 ngày tính đến ngày tổ chức kiểm định.
4. Người đăng ký dự kiểm định điền Phiếu đăng ký dự kiểm định theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định này và gửi qua trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
5. Thời hạn nhận Phiếu đăng ký dự kiểm định là 30 ngày kể từ ngày thông báo công khai kế hoạch kiểm định.
Theo đó, nội dung thông báo tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức là:
- Điều kiện đăng ký dự kiểm định.
- Thời hạn, địa chỉ và địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự kiểm định, số điện thoại của bộ phận được phân công tiếp nhận Phiếu đăng ký dự kiểm định, chi phí dự kiểm định và số tài khoản nộp chi phí dự kiểm định.
- Hình thức, nội dung, thời gian và địa điểm tổ chức kiểm định.
Nội dung kiểm định chất lượng đầu vào công chức là gì?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức quy định:
Hình thức, nội dung và thời gian kiểm định
1. Hình thức kiểm định: Thi trắc nghiệm trên máy vi tính.
2. Nội dung kiểm định: Đánh giá năng lực tư duy, năng lực ứng dụng kiến thức vào thực tiễn; hiểu biết chung, cơ bản của thí sinh về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước; quản lý hành chính nhà nước; quyền, nghĩa vụ của công chức, đạo đức công vụ; kiến thức về xã hội, văn hóa, lịch sử.
3. Thời gian, số lượng câu hỏi kiểm định:
a) Kiểm định chất lượng đầu vào đối với người tham gia thi tuyển vào vị trí việc làm có yêu cầu trình độ đại học trở lên: 120 phút, số lượng câu hỏi 100 câu.
b) Kiểm định chất lượng đầu vào đối với người tham gia thi tuyển vào vị trí việc làm có yêu cầu trình độ trung cấp, cao đẳng: 100 phút, số lượng câu hỏi 80 câu.
Theo đó, nội dung kiểm định chất lượng đầu vào công chức là đánh giá năng lực tư duy, năng lực ứng dụng kiến thức vào thực tiễn; hiểu biết chung, cơ bản của thí sinh về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước; quản lý hành chính nhà nước; quyền, nghĩa vụ của công chức, đạo đức công vụ; kiến thức về xã hội, văn hóa, lịch sử.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?