Nội dung đánh giá cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ra sao?
Nội dung đánh giá việc cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ra sao?
Căn cứ tại Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1252/QĐ-KTNN năm 2023 quy định nội dung đánh giá và xây dựng danh mục văn bản, tài liệu; ngân hàng câu hỏi, đáp án phục vụ công tác đánh giá việc cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước (sau đây gọi là danh mục văn bản, tài liệu và ngân hàng câu hỏi, đáp án) như sau:
- Nội dung đánh giá
+ Kiến thức chung về Kiểm toán nhà nước;
+ Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ theo ngạch kiểm toán viên nhà nước và theo lĩnh vực chuyên môn kiểm toán.
- Xây dựng danh mục văn bản, tài liệu và ngân hàng câu hỏi, đáp án
+ Danh mục văn bản, tài liệu và ngân hàng câu hỏi, đáp án do Ban Xây dựng nội dung đánh giá và ngân hàng câu hỏi xây dựng ban đầu và trình Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt, công bố trong toàn Ngành. Ban Xây dựng nội dung đánh giá và ngân hàng câu hỏi do Tổng Kiểm toán nhà nước thành lập và hoạt động độc lập với Hội đồng đánh giá;
+ Hàng năm, danh mục văn bản, tài liệu và ngân hàng câu hỏi, đáp án được Ban Rà soát, chỉnh sửa, cập nhật danh mục văn bản, tài liệu và ngân hàng câu hỏi, đáp án phục vụ công tác đánh giá việc cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước (sau đây gọi là Ban Rà soát, chỉnh sửa, cập nhật) trình Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt, công bố trong toàn Ngành. Ban Rà soát, chỉnh sửa, cập nhật do Tổng Kiểm toán nhà nước thành lập và hoạt động độc lập với Hội đồng đánh giá;
+ Danh mục văn bản, tài liệu và ngân hàng câu hỏi, đáp án sau khi được xây dựng hoặc rà soát, chỉnh sửa, cập nhật sẽ được Ban Thẩm định danh mục văn bản, tài liệu và ngân hàng câu hỏi, đáp án (sau đây gọi là Ban Thẩm định) tổ chức thẩm định và báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định. Ban Thẩm định do Tổng Kiểm toán nhà nước thành lập, hoạt động độc lập với Ban Xây dựng nội dung đánh giá và ngân hàng câu hỏi và Ban Rà soát, chỉnh sửa, cập nhật.
Nội dung đánh giá việc cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ra sao?
Hình thức và tần suất đánh giá cập nhật kiến thức kiểm toán ra sao?
Căn cứ theo Điều 8 Quyết định 1252/QĐ-KTNN năm 2023 có quy định hình thức và tần suất thực hiện đánh giá như sau:
- Hình thức đánh giá: Kiểm tra tập trung trắc nghiệm trên máy tính. Thời gian làm bài là 60 phút.
- Tần suất đánh giá:
Thực hiện đánh giá 03 năm/lần đối với tất cả các đối tượng đánh giá; mỗi năm đánh giá tối thiểu 1/3 số lượng thuộc đối tượng đánh giá được quy định tại Điều 5 của Quy định này; các đơn vị cử đảm bảo đạt 100% công chức, viên chức thuộc đối tượng đánh giá của đơn vị tham gia kỳ đánh giá (trừ các đối tượng được miễn và đối tượng không thực hiện đánh giá trong kỳ đánh giá).
Kết quả đánh giá cập nhật kiến thức kiểm toán nhà nước được dùng để làm gì?
Căn cứ tại Điều 19 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1252/QĐ-KTNN năm 2023 quy định về việc sử dụng kết quả đánh giá cập nhật kiến thức kiểm toán nhà nước như sau:
Sử dụng kết quả đánh giá
1. Kết quả đánh giá là một trong những cơ sở để xem xét:
a) Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Kiểm toán nhà nước;
b) Bố trí tham gia thực hiện nhiệm vụ tại các Đoàn, Tổ kiểm toán và các công việc khác liên quan đến công tác kiểm toán; việc tham gia giảng dạy các lớp đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước;
c) Quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác của công chức, viên chức;
d) Đánh giá, xếp loại và khen thưởng công chức, viên chức hàng năm.
2. Trường hợp công chức, viên chức tham gia đánh giá không đạt:
a) Tùy theo điều kiện cụ thể, yêu cầu nhiệm vụ các cuộc kiểm toán và tình hình thực tế nguồn nhân sự tại đơn vị, Thủ trưởng đơn vị báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định việc bố trí công tác phù hợp;
b) Phải tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của Kiểm toán nhà nước phù hợp với nhiệm vụ được giao và vị trí công tác hiện tại, đồng thời, tự học, tự nghiên cứu để trau dồi nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;
c) Phải tham gia đánh giá vào năm tiếp theo trên cơ sở đề xuất của Thủ trưởng đơn vị quản lý công chức, viên chức;
d) Công chức, viên chức tham gia đánh giá không đạt 03 lần liên tiếp sẽ xem xét điều động, chuyển đổi vị trí công tác hoặc bố trí công tác khác phù hợp.
Theo đó, kết quả đánh giá cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ kiếm toán được của kiểm toán nhà nước là một trong các cơ sở dùng để xem xét:
- Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Kiểm toán nhà nước;
- Bố trí tham gia thực hiện nhiệm vụ tại các Đoàn, Tổ kiểm toán và các công việc khác liên quan đến công tác kiểm toán; việc tham gia giảng dạy các lớp đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước;
- Quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác của công chức, viên chức;
- Đánh giá, xếp loại và khen thưởng công chức, viên chức hàng năm.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Chốt lương hưu tháng 1 năm 2025: chi tiết lịch chi trả và mức hưởng tính như thế nào?
- Chốt lịch chi trả lương hưu tháng 1, tháng 2/2025 nhận gộp vào ngày nào?
- Chỉ thị mới về chính sách cải cách tiền lương của cán bộ, công chức viên chức: Cần tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên có đúng không?
- Khi nào thì chính thức tăng lương hưu cho người lao động?