NLĐ tham gia BHTNLĐ tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm với mức hỗ trợ ra sao?

Mức hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm cho NLĐ tham gia BHTNLĐ tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm là bao nhiêu?

NLĐ tham gia BHTNLĐ tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm với mức hỗ trợ ra sao?

Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định:

Hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
1. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, cụ thể như sau:
a) Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thuộc hộ nghèo theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn;
b) Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thuộc hộ cận nghèo theo mức chuẩn hộ cận nghèo khu vực nông thôn;
c) Bằng 10% đối với người lao động khác.
2. Phương thức hỗ trợ:
a) Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thuộc đối tượng được hỗ trợ nộp số tiền đóng phần trách nhiệm đóng của mình cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy nhiệm theo quy định của pháp luật;
b) Định kỳ 06 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội tổng hợp số đối tượng được hỗ trợ, số tiền thu của đối tượng và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính, gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội;
c) Cơ quan tài chính căn cứ quy định về phân cấp quản lý ngân sách của địa phương và bảng tổng hợp đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ do cơ quan Bảo hiểm xã hội chuyển đến, có trách nhiệm chuyển kinh phí vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện 6 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày 31 tháng 12 hằng năm phải thực hiện xong việc chuyển kinh phí hỗ trợ vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện của năm đó.
3. Kinh phí hỗ trợ tiền đóng cho người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện do ngân sách địa phương đảm bảo theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

Như vậy, NLĐ tham gia BHTNLĐ tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm với mức hỗ trợ như sau:

- Đối với NLĐ thuộc hộ nghèo theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn: Nhà nước hỗ trợ 30% tiền đóng dựa trên mức đóng BHTNLĐ tự nguyện.

- Đối với NLĐ thuộc hộ cận nghèo theo mức chuẩn hộ cận nghèo khu vực nông thôn: Nhà nước hỗ trợ 25% tiền đóng dựa trên mức đóng BHTNLĐ tự nguyện.

- Đối với NLĐ tham gia BHTNLĐ tự nguyện không thuộc 02 trường hợp trên: Nhà nước hỗ trợ 10% tiền đóng dựa trên mức đóng BHTNLĐ tự nguyện.

Có thể thấy, Nhà nước không chỉ hỗ trợ cho NLĐ thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo mà là Nhà nước hỗ trợ luôn cho cả NLĐ không thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo mà có tham gia BHTNLĐ tự nguyện.

Điều này có nghĩa là tất cả NLĐ tham gia BHTNLĐ tự nguyện đều sẽ được Nhà nước hỗ trợ ít nhất 10% tiền đóng bảo hiểm dựa trên mức đóng.

Việc hỗ trợ này là cực kỳ thiết thực khi đa phần NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động thường gặp rủi ro cao trong công việc nhưng lại không có sự bảo vệ đầy đủ.

NLĐ tham gia BHTNLĐ tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm với điều kiện là gì?

NLĐ tham gia BHTNLĐ tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm với điều kiện là gì?

Phương thức và mức đóng BHTNLĐ tự nguyện được quy định thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 143/2024/NĐ-CP, phương thức và mức đóng của BHTNLĐ tự nguyện như sau:

- Phương thức đóng:

Lựa chọn một trong hai phương thức: đóng 06 tháng một lần hoặc đóng 12 tháng một lần.

Trường hợp muốn thay đổi phương thức đóng thì người lao động cần hoàn thành xong chu kỳ đóng đã đăng ký trước đó.

- Mức đóng:

+ Mức đóng 06 tháng bằng 6% tháng lương tối thiểu vùng 4.

+ Mức đóng 12 tháng bằng 12% tháng lương tối thiểu vùng 4.

- Thời điểm đóng:

+ Lần đầu: Ngay khi đăng ký tham gia BHTNLĐ tự nguyện.

+ Lần tiếp theo: Trong vòng 10 ngày trước khi hết chu kỳ đóng

+ Đăng ký lại: Ngay khi đăng ký lại BHTNLĐ tự nguyện.

BHTNLĐ tự nguyện là gì?

Ngày 01/11/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định về chế độ bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động (sau đây gọi là BHTNLĐ tự nguyện), có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định:

Đối tượng áp dụng
1. Người lao động thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định này là người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, có tham gia bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện (sau đây gọi tắt là người lao động).
2. Nghị định này cũng được áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.

Theo đó, đối tượng được áp dụng chế độ BHTNLĐ tự nguyện bao gồm:

- Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc về TNLĐ, bệnh nghề nghiệp và có tham gia BHTNLĐ theo hình thức tự nguyện.

- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến BHTNLĐ tự nguyện.

Như vậy, giờ đây người lao động làm việc không theo hợp đồng cũng sẽ được hưởng chế độ BHTNLĐ. Đây có thể coi là một bước tiến quan trọng trong chính sách bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Tổng kết lại, có thể hiểu BHTNLĐ tự nguyện là một chế độ bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, giúp họ được bồi thường khi gặp phải tai nạn trong quá trình làm việc.

Lưu ý: Nghị định 143/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

Bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo mấy phương thức?
Lao động tiền lương
Hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện gồm những thành phần nào?
Lao động tiền lương
Có được bồi thường thiệt hại khi cơ quan BHXH giải quyết chế độ BHTNLĐ tự nguyện chậm hơn so với thời hạn quy định?
Lao động tiền lương
Thủ tục đăng ký lại phương thức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện ra sao?
Lao động tiền lương
NLĐ tham gia BHTNLĐ tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm với mức hỗ trợ ra sao?
Lao động tiền lương
Thay đổi phương thức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như thế nào?
Lao động tiền lương
Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được tính trên cơ sở nào?
Lao động tiền lương
NLĐ tham gia BHTNLĐ tự nguyện bị tại nạn lao động mà chết, thân nhân của NLĐ được hưởng trợ cấp không?
Lao động tiền lương
Khi giám định lại mà mức suy giảm khả năng lao động tăng, NLĐ tham gia BHTNLĐ tự nguyện có được hưởng thêm trợ cấp bổ sung không?
Lao động tiền lương
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện có quyền và trách nhiệm gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
53 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào