Những trường hợp người lao động Việt Nam không cần ký quỹ khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?
Tiền ký quỹ của người lao động là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 2020 quy định:
Tiền ký quỹ của người lao động
1. Doanh nghiệp dịch vụ thỏa thuận với người lao động về việc ký quỹ để bảo đảm người lao động thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc theo thỏa thuận với bên nước ngoài tiếp nhận lao động.
2. Người lao động thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ về việc gửi tiền ký quỹ vào tài khoản phong tỏa của người lao động tại ngân hàng.
...
Như vậy, có thể hiểu tiền ký quỹ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một khoản tiền được doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng yêu cầu người lao động gửi vào tài khoản phong tỏa nhằm đảm bảo rằng người lao động sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng lao động.
Theo đó, khoản tiền này không chỉ có chức năng bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp mà còn tạo ra một cam kết từ phía người lao động, giúp họ tuân thủ các quy định và điều khoản đã thỏa thuận.
Ngoài ra, quy định về tiền ký quỹ cũng nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của người lao động, tạo điều kiện cho họ có thể làm việc một cách an tâm hơn tại nước ngoài, đồng thời cũng giúp quản lý và giám sát việc tuân thủ hợp đồng lao động một cách hiệu quả hơn.
Những trường hợp người lao động Việt Nam không cần ký quỹ khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?
Những trường hợp người lao động Việt Nam không cần ký quỹ khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng?
Căn cứ theo Điều 29 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định:
Mức trần tiền ký quỹ của người lao động
Doanh nghiệp dịch vụ và người lao động thỏa thuận về ngân hàng nhận ký quỹ, việc ký quỹ, trong đó tiền ký quỹ không vượt quá mức trần quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và phải được ghi rõ trong Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Dựa vào quy định trên, mức trần tiền ký quỹ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 112/2021/NĐ-CP.
Theo đó, mức trần tiền ký quỹ của người lao động tại Phụ lục II được quy định như sau:
Đài Loan (Trung Quốc):
- Thuyền viên tàu cá xa bờ và tàu vận tải: Không cần ký quỹ.
- Các ngành, nghề khác: 12.000.000 đồng.
Hàn Quốc:
- Thuyền viên tàu cá xa bờ, tàu vận tải: Không cần ký quỹ.
- Các ngành, nghề khác: 36.000.000 đồng.
Nhật Bản và các nước thuộc khu vực châu Mỹ, Đông Nam Á, Trung Đông:
- Mọi ngành, nghề: Không cần ký quỹ.
Các quốc gia và khu vực khác:
- Thuyền viên tàu cá xa bờ, tàu vận tải: Không cần ký quỹ.
- Các ngành, nghề khác: Tương đương giá trị 01 lượt vé máy bay hạng phổ thông từ nơi làm việc về Việt Nam.
Như vậy, các trường hợp người lao động Việt Nam không cần ký quỹ khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bao gồm:
- Làm thuyền viên tàu cá xa bờ và tàu vận tải tại Đài Loan (Trung Quốc)
- Làm thuyền viên tàu cá xa bờ, tàu vận tải tại Hàn Quốc
- Làm mọi ngành nghề tại Nhật Bản và các nước thuộc khu vực châu Mỹ, Đông Nam Á, Trung Đông
- Làm thuyền viên tàu cá xa bờ, tàu vận tải tại các quốc gia và khu vực khác.
Quyền và nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết là gì?
Căn cứ theo Điều 51 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 2020, quyền và nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết bao gồm:
Về quyền:
- Được cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cung cấp thông tin chính sách, pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Được cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc, pháp luật và thông lệ quốc tế trong thời gian làm việc ở nước ngoài; được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện quyền, nghĩa vụ và hưởng lợi ích trong hợp đồng lao động;
- Hưởng quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước, quyền lợi khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
- Được chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập, tài sản hợp pháp khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc.
Về nghĩa vụ:
- Đăng ký hợp đồng lao động;
- Thực hiện các nội dung trong hợp đồng lao động và nội quy nơi làm việc;
- Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam và các hình thức bảo hiểm theo quy định pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc;
- Nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc;
- Đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của Luật này;
- Đăng ký công dân tại cơ quan đại diện Việt Nam tại nước mà người lao động đến làm việc.
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Không tăng lương năm 2025, tăng mức lương cơ sở trong năm 2026 cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang phụ thuộc vào kinh tế đất nước đúng không?
- Tăng tiền lương CBCCVC giữ chức vụ và không giữ chức vụ khi chính thức thay đổi lương cơ sở 2.34 không?
- Toàn bộ bảng lương chính thức của LLVT trước thời điểm chính sách tiền lương mới có hiệu lực, cụ thể ra sao?