Những lưu ý về thời giờ nghỉ ngơi của người lao động hiện nay?

Cho tôi hỏi khi sử dụng người lao động làm việc thì cần lưu ý về thời giờ nghỉ ngơi như thế nào? Câu hỏi của anh H.K.L (Lào Cai)

Thời giờ nghỉ ngơi là gì?

Hiện nay, theo Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn chưa có giải thích rõ thời giờ nghỉ ngơi là gì. Tuy nhiên, có thể hiểu thời gian nghỉ ngơi là độ dài thời gian mà người lao động không phải thực hiện nghĩa vụ lao động của mình trong quan hệ lao động theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.

Theo Bộ luật Lao động 2019, chế độ thời gian nghỉ ngơi của người lao động bao gồm: Nghỉ trong giờ làm việc; Nghỉ chuyển ca; Nghỉ hằng tuần; Nghỉ lễ, tết; Nghỉ hằng năm; Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc; Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương.

Những lưu ý về thời giờ nghỉ ngơi của người lao động hiện nay?

Những lưu ý về thời giờ nghỉ ngơi của người lao động hiện nay? (Hình từ Internet)

Những lưu ý về thời giờ nghỉ ngơi của người lao động hiện nay?

(1) Nghỉ trong giờ làm việc

Nghỉ trong giờ làm việc được quy định như sau:

- Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.

Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.

- Ngoài thời gian nghỉ trên, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.

(Điều 109 Bộ luật Lao động 2019)

(2) Nghỉ chuyển ca

Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác.

(Điều 110 Bộ luật Lao động 2019)

(3) Nghỉ hằng tuần

- Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục.

Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

- Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.

- Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

(Điều 111 Bộ luật Lao động 2019)

(4) Nghỉ lễ, tết

- Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

+ Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

+ Tết Âm lịch: 05 ngày;

+ Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

+ Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

+ Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

- Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ lễ, tết trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

- Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ trên.

(Điều 112 Bộ luật Lao động 2019)

(5) Nghỉ hằng năm

- Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

- Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

- Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

- Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

- Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 Bộ luật Lao động.

- Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

(Điều 113 Bộ luật Lao động 2019)

(6) Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc

Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

(Điều 114 Bộ luật Lao động 2019)

(7) Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

- Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

+ Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

+ Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

- Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

- Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

(Điều 115 Bộ luật Lao động 2019)

Công việc có tính chất đặc biệt về thời giờ nghỉ ngơi là những công việc nào?

Công việc có tính chất đặc biệt về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi bao gồm:

- Các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không.

- Thăm dò, khai thác dầu khí trên biển; làm việc trên biển.

- Các công việc trong lĩnh vực nghệ thuật.

- Các công việc sử dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân; ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần.

- Các công việc trong lĩnh vực tin học, công nghệ tin học; nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến; thiết kế công nghiệp.

- Công việc của thợ lặn; công việc trong hầm lò.

- Công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng;

- Công việc phải thường trực 24/24 giờ.

- Các công việc phòng chống thiên tai, hỏa hoạn và dịch bệnh.

- Các công việc trong lĩnh vực thể dục, thể thao.

- Sản xuất thuốc, vắc xin sinh phẩm.

- Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí.

(Theo Điều 116 Bộ luật Lao động 2019, Điều 68 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)

Thời giờ nghỉ ngơi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Quy định về thời giờ nghỉ ngơi có cần phải đưa vào trong nội quy lao động hay không?
Lao động tiền lương
Thời giờ nghỉ ngơi của người lao động làm việc không thường xuyên trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển được bố trí như thế nào?
Lao động tiền lương
Thời giờ nghỉ ngơi có được đưa vào trong nội dung của hợp đồng lao động không?
Lao động tiền lương
Thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu của thuyền viên làm việc trên tàu biển là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Những lưu ý về thời giờ nghỉ ngơi của người lao động hiện nay?
Lao động tiền lương
Tải mẫu kế hoạch thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc gia công theo đơn đặt hàng?
Lao động tiền lương
Tháng cô hồn 2023 bắt đầu từ ngày nào? Người lao động được nghỉ những ngày lễ nào trong tháng cô hồn?
Lao động tiền lương
Có phải cung cấp thông tin về thời giờ nghỉ ngơi cho người lao động biết hay không?
Lao động tiền lương
Thời giờ nghỉ ngơi của người lao động làm công việc sản xuất có tính thời vụ là bao lâu?
Lao động tiền lương
Người lao động được nghỉ ít nhất bao nhiêu giờ liên tục hằng tuần?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thời giờ nghỉ ngơi
23,223 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thời giờ nghỉ ngơi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thời giờ nghỉ ngơi

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất Toàn bộ văn bản về tính lương làm thêm giờ năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào