Những hành vi nào bị nghiêm cấm khi sử dụng máy nén khí trong nhà máy tuyển khoáng?
Nghiêm cấm những hành vi nào khi sử dụng máy nén khí trong nhà máy tuyển khoáng?
Căn cứ khoản 8 Điều 130 QCVN 02:2011/BCT quy định như sau:
Cung cấp khí nén
...
8. Khi vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy nén khí nghiêm cấm:
a) Vận hành máy nén khí và hệ thống thiết bị cung cấp khí nén khi thời hạn cho phép hoạt động ghi trong lần kiểm định cuối cùng đã hết hạn;
b) Vận hành máy nén khí khi bộ phận làm mát, bộ phận che chắn an toàn của các cơ cấu truyền động, các cơ cấu bảo vệ và đo lường áp lực, nhiệt độ, dầu bôi trơn v.v... bị hỏng;
c) Sửa chữa, bảo dưỡng, làm vệ sinh máy nén khí khi chưa dừng máy và chưa cắt nguồn điện cung cấp cho máy;
d) Sửa chữa, bảo dưỡng bộ phận chịu áp lực khi chưa xả hết khí nén ra ngoài;
e) Hàn cắt các bộ phận chịu áp lực, đường ống chịu áp lực khi còn kín và chưa làm vệ sinh hết dầu, mỡ;
g) Nhiệt độ máy nén khí và bình tích khí vượt quá giới hạn cho phép.
9. Trạm khí nén phải có nội quy an toàn, quy trình vận hành máy, hướng dẫn phòng cháy chữa cháy, dụng cụ phương tiện phòng cháy chữa cháy, sổ sách trực vận hành máy để ghi chép tình trạng kỹ thuật của máy trong ca.
Theo đó, khi vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy nén khí trong nhà máy tuyển khoáng, nghiêm cấm thực hiện những hành vi sau đây:
- Vận hành máy nén khí và hệ thống thiết bị cung cấp khí nén khi thời hạn cho phép hoạt động ghi trong lần kiểm định cuối cùng đã hết hạn;
- Vận hành máy nén khí khi bộ phận làm mát, bộ phận che chắn an toàn của các cơ cấu truyền động, các cơ cấu bảo vệ và đo lường áp lực, nhiệt độ, dầu bôi trơn v.v... bị hỏng;
- Sửa chữa, bảo dưỡng, làm vệ sinh máy nén khí khi chưa dừng máy và chưa cắt nguồn điện cung cấp cho máy;
- Sửa chữa, bảo dưỡng bộ phận chịu áp lực khi chưa xả hết khí nén ra ngoài;
- Hàn cắt các bộ phận chịu áp lực, đường ống chịu áp lực khi còn kín và chưa làm vệ sinh hết dầu, mỡ;
- Nhiệt độ máy nén khí và bình tích khí vượt quá giới hạn cho phép.
Những hành vi nào bị nghiêm cấm khi sử dụng máy nén khí trong nhà máy tuyển khoáng? (Hình từ Internet)
Máy nén khí, thiết bị cung cấp khí nén phải đáp ứng yêu cầu gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 130 QCVN 02:2011/BCT quy định máy nén khí, thiết bị cung cấp khí nén phải đáp ứng yêu cầu sau:
- Được kiểm định theo quy định hiện hành của Nhà nước;
- Có đủ: Lý lịch máy; quy trình vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa và nội quy an toàn;
- Đủ các van lưu lượng, van toàn, van xả nước, van giảm áp; đồng hồ đo áp lực, nhiệt độ; thiết bị cảm biến báo tín hiệu về áp lực, nhiệt độ, bôi trơn, làm mát; bầu lọc gió và thiết bị tách dầu. Các bộ phận này phải luôn luôn tốt, làm việc trong giới hạn sai số cho phép;
- Không được điều chỉnh van an toàn vượt quá 10% áp lực định mức;
- Nhiệt độ khí thải của máy nén khí thải ra không được vượt quá:
+ Với máy nén khí 1 xi lanh: 1900 C;
+ Với máy nén khí 2 xi lanh: 2600 C.
- Có bộ phận bảo vệ và hướng khí thải để không làm ảnh hưởng tới trang thiết bị và môi trường xung quanh;
- Có bộ phận tự động cắt điện máy nén khí khi nhiệt độ khí thải vượt quá giới hạn cho phép;
- Có bao che bộ phận truyền động, các bộ phận này phải tốt, chắc chắn;
- Được định kỳ làm sạch dầu ở thùng chứa khí nén. Nhiệt độ ở thùng chứa khí nén không được vượt quá 1200 C.
Khi có cháy, nổ xảy ra đối với máy nén khí phải giải quyết như thế nào?
Căn cứ Điều 158 QCVN 02:2011/BCT quy định như sau:
Giải quyết sự cố cháy nổ
Khi có cháy, nổ xảy ra phải:
1. Lập tức phát tín hiệu báo động cháy; đồng thời nhanh chóng thông báo cho cảnh sát phòng cháy và chữa cháy của địa phương.,
2. Đội trưởng và các nhân viên đội phòng cháy nổ, chữa cháy phải có mặt ngay tại nơi xảy ra cháy và tiến hành chữa cháy.
3. Giám đốc, bộ phận phụ trách an toàn của nhà máy nhanh chóng đến nơi xảy ra cháy để huy động lực lượng tham gia chữa cháy.
4. Trong mọi trường hợp xảy ra cháy, người có chức vụ cao nhất của đơn vị cảnh sát PCCC có mặt tại nơi xảy ra cháy là người chỉ huy chữa cháy. Giám đốc hoặc người được uỷ quyền (thường là đội trưởng đội phòng cháy, chữa cháy của nhà máy) tạm thời chỉ huy chữa cháy khi lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy chưa đến kịp.
Theo đó, khi có cháy, nổ máy nén khí trong nhà máy tuyển khoáng, cần phải:
- Lập tức phát tín hiệu báo động cháy; đồng thời nhanh chóng thông báo cho cảnh sát phòng cháy và chữa cháy của địa phương.,
- Đội trưởng và các nhân viên đội phòng cháy nổ,, chữa cháy phải có mặt ngay tại nơi xảy ra cháy và tiến hành chữa cháy.
- Giám đốc, bộ phận phụ trách an toàn của nhà máy nhanh chóng đến nơi xảy ra cháy để huy động lực lượng tham gia chữa cháy.
- Trong mọi trường hợp xảy ra cháy, người có chức vụ cao nhất của đơn vị cảnh sát PCCC có mặt tại nơi xảy ra cháy là người chỉ huy chữa cháy. Giám đốc hoặc người được uỷ quyền (thường là đội trưởng đội phòng cháy, chữa cháy của nhà máy) tạm thời chỉ huy chữa cháy khi lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy chưa đến kịp.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Lương hưu 2025 chính thức: 03 mức tăng lương hưu theo Nghị định 75 vẫn tiếp tục được áp dụng, cụ thể ra sao?
- Chỉ thị 14: Thực hiện cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức như thế nào?
- Chốt lương hưu tháng 1 năm 2025: chi tiết lịch chi trả và mức hưởng tính như thế nào?
- Chính thức nâng mức lương hưu sau đợt tăng mới nhất gồm 15%, tăng thêm cho người nghỉ hưu nếu Chính phủ đề xuất tuy nhiên phải phù hợp với điều kiện gì?