Những đối tượng nào được được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư?
Thời gian tập sự hành nghề luật sư là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 14 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định như sau:
Tập sự hành nghề luật sư
1. Người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư và người quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này được tập sự hành nghề tại tổ chức hành nghề luật sư.
Thời gian tập sự hành nghề luật sư là mười hai tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 16 của Luật này. Thời gian tập sự hành nghề luật sư được tính từ ngày đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư.
Tổ chức hành nghề luật sư phân công luật sư hướng dẫn người tập sự hành nghề luật sư. Luật sư hướng dẫn tập sự phải là người có ít nhất ba năm kinh nghiệm hành nghề luật sư và không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này. Tại cùng một thời điểm, một luật sư không được hướng dẫn quá ba người tập sự.
2. Người tập sự hành nghề luật sư đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư ở địa phương nơi có trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư mà mình tập sự và được Đoàn luật sư cấp Giấy chứng nhận người tập sự hành nghề luật sư.
Đoàn luật sư có trách nhiệm giám sát việc tập sự hành nghề luật sư.
3. Người tập sự hành nghề luật sư được giúp luật sư hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp nhưng không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại phiên tòa, không được ký văn bản tư vấn pháp luật.
Người tập sự hành nghề luật sư được đi cùng với luật sư hướng dẫn gặp gỡ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự, nguyên đơn, bị đơn và các đương sự khác trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính khi được người đó đồng ý; giúp luật sư hướng dẫn nghiên cứu hồ sơ vụ, việc, thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ, việc và các hoạt động nghề nghiệp khác; được tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo sự phân công của luật sư hướng dẫn khi được khách hàng đồng ý.
Luật sư hướng dẫn phải giám sát và chịu trách nhiệm về các hoạt động của người tập sự hành nghề luật sư quy định tại khoản này.
4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định cụ thể việc tập sự hành nghề luật sư.
Như vậy, thời gian tập sự hành nghề luật sư là 12 tháng, trừ trường hợp được giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư.
Những đối tượng nào được được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư? (Hình từ Internet)
Những đối tượng nào được được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư?
Căn cứ theo Điều 16 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định như sau:
Người được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư
1. Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung cấp, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật, thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra Viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật được miễn tập sự hành nghề luật sư.
2. Người đã là điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật được giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề luật sư.
3. Người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành Tòa án, kiểm tra viên ngành Kiểm sát từ mười năm trở lên thì được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư.
Theo đó, những đối tượng được được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư bao gồm những người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành Tòa án, kiểm tra viên ngành Kiểm sát từ mười năm trở lên.
Luật sư được tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề không?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiêm cấm luật sư thực hiện các hành vi sau đây:
a) Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là vụ, việc);
b) Cố ý cung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật;
c) Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
...
Theo đó, nghiêm cấm luật sư có hành vi tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề.
Tuy nhiên, trong trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác thì mới được tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Có bổ nhiệm công chức lãnh đạo trong cơ quan hành chính nhà nước từ nguồn nhân sự bên ngoài được không?
- Ủy quyền quyết toán thuế là gì? Ai được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là cán bộ hay công chức?
- Công chức biệt phái, luân chuyển được hưởng chế độ chính sách ra sao?