Những điều cần biết khi nghỉ việc đối với người lao động? Cần làm gì để đảm bảo quyền lợi của mình?
Những khoản tiền nhân viên sẽ được nhận khi nghỉ việc?
(1) Tiền lương cho những ngày làm việc chưa được thanh toán
Căn cứ vào khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019, trong vòng 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động phải thanh toán tiền lương cho người lao động theo những ngày mà người lao động đã làm việc nhưng chưa được thanh toán tiền lương.
(2) Tiền ngày nghỉ phép năm
Căn cứ vào khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, đối với những ngày nghỉ phép năm mà người lao động chưa nghỉ thì người sử dụng lao động phải thanh toán tiền lương cho những ngày phép năm đó cho người lao động.
(3) Tiền trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ vào khoản 1 Điều 49 Luật Việc làm 2013, người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng bị người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động sẽ nhận được tiền trợ cấp thất nghiệp.
(3) Tiền trợ cấp thôi việc
Căn cứ vào khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên thì có thể sẽ được nhận tiền trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động.
(3) Tiền trợ cấp mất việc làm
Căn cứ vào khoản 1 Điều 47 Bộ luật Lao động 2019, người lao động sẽ được nhận tiền trợ cấp mất việc làm khi người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Yêu cầu cung cấp giấy tờ chứng minh chấm dứt hợp đồng lao động?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP được sửa bởi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP, giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động có thể là một trong các loại giấy tờ sau đây:
- Hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
- Quyết định thôi việc.
- Quyết định sa thải.
- Quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
- Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động.
- Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động giữa người lao động và doanh nghiệp.
- Giấy xác nhận của doanh nghiệp về việc chấm dứt hợp đồng lao động với các thông tin về người lao động, loại hợp đồng lao động đã ký, lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động…
Do vậy, khi tiến hành thanh lý hợp đồng lao động với phía người sử dụng lao động, người lao động cần yêu cầu họ cung cấp thêm giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng.
Nếu người sử dụng lao động cố tình không chịu cung cấp giấy tờ chứng minh chấm dứt hợp đồng lao động, gây ảnh hưởng đến việc hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động có thể tiến hành thủ tục khiếu nại theo quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP.
Những điều cần biết khi nghỉ việc đối với người lao động? Cần làm gì để đảm bảo quyền lợi của mình? (Hình từ Internet)
Yêu cầu trả sổ bảo hiểm xã hội sau khi đã chốt thời gian đóng?
Hiện nay, khi ký hợp đồng lao động và có tham gia bảo hiểm xã hội, mỗi người lao động sẽ được cấp 01 cuốn sổ bảo hiểm xã hội để ghi nhận quá trình đóng và hưởng bảo hiểm. Theo khoản 2 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, sổ bảo hiểm xã hội sẽ được cấp và giao cho người lao động tự quản lý nhưng trên thực tế thường do người sử dụng lao động giữ để tiện làm các thủ tục hưởng chế độ.
Khi nghỉ việc, người lao động phải lấy lại sổ bảo hiểm xã hội để có thể hoàn thiện đủ giấy tờ làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp và tiền bảo hiểm xã hội 1 lần sau này.
Theo điểm a khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt như sau:
Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
...
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
Như vậy, khi hợp đồng lao động chấm dứt, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động.
Người lao động khi nhận sổ bảo hiểm xã hội cần xác nhận lại xem doanh nghiệp đã chốt thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp với cơ quan bảo hiểm xã hội hay chưa. Nếu sổ bảo hiểm xã hội chưa chốt, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ không giải quyết chế độ cho người lao động.
Trường hợp không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động hoặc ngay cả khi đã chốt sổ bảo hiểm xã hội theo quy định nhưng cố tình không trả lại cho người lao động, người sử dụng lao động cũng sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Nếu người sử dụng lao động cố tình không chốt và trả sổ bảo hiểm xã hội thì người lao động hoàn toàn có thể tố cáo hành vi vi phạm này đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?