Nhân viên y tế trong doanh nghiệp được thực hiện khám chữa bệnh trong phạm vi nào?
Cơ sở sản xuất hoá chất sử dụng dưới 300 lao động thì có phải bố trí nhân viên y tế hay không?
Tại Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP có quy định như sau:
Tổ chức bộ phận y tế
Việc tổ chức bộ phận y tế quy định tại Khoản 1 Điều 73 Luật An toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:
1. Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, khai khoáng, sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày, sản xuất than cốc, sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, tái chế phế liệu, vệ sinh môi trường, sản xuất kim loại, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất vật liệu xây dựng, người sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 300 người lao động phải có ít nhất 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 300 đến dưới 500 người lao động phải có ít nhất 01 bác sĩ/y sĩ và 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp;
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động phải có ít nhất 01 bác sĩ và mỗi ca làm việc phải có 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp;
...
Như vậy, cơ sở sản xuất hoá chất sử dụng dưới 300 lao động phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp.
Nhân viên y tế trong doanh nghiệp được thực hiện khám chữa bệnh trong phạm vi nào? (Hình từ Internet)
Yêu cầu đối với nhân viên y tế trong doanh nghiệp phải có chứng chỉ gì?
Tại khoản 3 Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP có quy định về yêu cầu đối với nhân viên y tế trong doanh nghiệp như sau:
Tổ chức bộ phận y tế
Việc tổ chức bộ phận y tế quy định tại Khoản 1 Điều 73 Luật An toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:
...
3. Người làm công tác y tế ở cơ sở quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều này phải đáp ứng đủ các Điều kiện sau đây:
a) Có trình độ chuyên môn y tế bao gồm: bác sỹ, bác sỹ y tế dự phòng, cử nhân Điều dưỡng, y sỹ, Điều dưỡng trung học, hộ sinh viên;
b) Có chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động.
...
Theo đó, pháp luật lao động yêu cầu nhân viên y tế trong doanh nghiệp phải có chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động.
Nhân viên y tế trong doanh nghiệp được thực hiện khám chữa bệnh trong phạm vi nào?
Tại Điều 3 Thông tư 28/2023/TT-BYT có quy định như sau:
Phạm vi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và nội dung chuyên môn, nghiệp vụ của chương trình đào tạo đối với nhân viên y tế làm việc tại y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức được quy định tại điểm a, b, d khoản 1 Điều 2 Thông tư này
1. Trường hợp nhân viên y tế không có văn bằng đào tạo y sỹ, bác sỹ và đã hoàn thành chương trình đào tạo theo nội dung chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại khoản 3 Điều này được khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi hoạt động theo:
a) Danh mục quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Chỉ định của người được phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh: tiêm (chích), lấy mẫu xét nghiệm (máu, nước tiểu, dịch tiết).
2. Trường hợp nhân viên y tế có văn bằng đào tạo y sỹ, bác sỹ và đã hoàn thành chương trình đào tạo theo nội dung chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại khoản 3 Điều này thì ngoài phạm vi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều này được khám phát hiện sớm, xử trí ban đầu, tư vấn người bệnh đến cơ sở y tế trong trường hợp cần thiết đối với các bệnh quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Theo đó, nhân viên y tế trong doanh nghiệp được thực hiện khám chữa bệnh trong phạm vi sau:
- Trường hợp nhân viên y tế không có văn bằng đào tạo y sỹ, bác sỹ và đã hoàn thành chương trình đào tạo theo nội dung chuyên môn, nghiệp vụ sẽ được khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi hoạt động theo:
+ Danh mục quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 28/2023/TT-BYT;
+ Chỉ định của người được phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh: tiêm (chích), lấy mẫu xét nghiệm (máu, nước tiểu, dịch tiết).
- Trường hợp nhân viên y tế có văn bằng đào tạo y sỹ, bác sỹ và đã hoàn thành chương trình đào tạo theo nội dung chuyên môn, nghiệp vụ sẽ được khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi hoạt động theo:
+ Danh mục quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 28/2023/TT-BYT;
+ Chỉ định của người được phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh: tiêm (chích), lấy mẫu xét nghiệm (máu, nước tiểu, dịch tiết).
+ Khám phát hiện sớm, xử trí ban đầu, tư vấn người bệnh đến cơ sở y tế trong trường hợp cần thiết đối với các bệnh quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 28/2023/TT-BYT.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?