Nhân viên lái tàu ở những đoàn tàu hàng không bố trí trưởng tàu phải đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Nhân viên lái tàu ở những đoàn tàu hàng không bố trí trưởng tàu phải đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Tại điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT có quy định:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của lái tàu
1. Tiêu chuẩn:
a) Có giấy phép lái tàu còn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.
b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Đối với lái tàu đoàn tàu hàng không bố trí trưởng tàu thì phải được bồi dưỡng nghiệp vụ và đạt yêu cầu sát hạch nghiệp vụ lái tàu đoàn tàu hàng không bố trí trưởng tàu do doanh nghiệp sử dụng chức danh lái tàu tổ chức.
...
Như vậy, nhân viên lái tàu ở những đoàn tàu hàng không bố trí trưởng tàu phải được bồi dưỡng nghiệp vụ và đạt yêu cầu sát hạch nghiệp vụ lái tàu đoàn tàu hàng không bố trí trưởng tàu do doanh nghiệp sử dụng chức danh lái tàu tổ chức.
Nhân viên lái tàu ở những đoàn tàu hàng không bố trí trưởng tàu phải đáp ứng tiêu chuẩn gì? (Hình từ Internet)
Nhân viên lái tàu được thực hiện các thao tác dừng tàu khẩn cấp trong trường hợp nào?
Tại điểm d khoản 2 Điều 6 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT có quy định:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của lái tàu
..
2. Nhiệm vụ của lái tàu:
a) Thông hiểu và thực hiện đúng các quy định liên quan đến phạm vi công tác của mình trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt;
b) Thành thạo quy trình tác nghiệp của ban lái tàu, phương pháp sử dụng đầu máy, tình hình cầu đường, vị trí tín hiệu và biểu đồ chạy tàu;
c) Vận hành đầu máy an toàn, không vượt quá tốc độ quy định, theo đúng lịch trình của biểu đồ chạy tàu, mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu;
d) Khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt phải thực hiện các thao tác dừng tàu khẩn cấp;
đ) Chỉ được phép điều khiển tàu chạy khi có giấy phép lái tàu tương ứng với loại phương tiện điều khiển;
e) Trước khi cho tàu chạy, lái tàu phải kiểm tra, xác nhận chứng vật chạy tàu cho phép chiếm dụng khu gian, xác nhận chính xác tín hiệu cho tàu chạy của trưởng tàu và của trực ban chạy tàu ga kể cả khi đầu máy chạy đơn;
g) Trong khi chạy tàu, lái tàu có trách nhiệm kiểm tra trạng thái kỹ thuật đầu máy và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn đầu máy và an toàn chạy tàu theo quy định, tỉnh táo theo dõi và thực hiện đúng chỉ dẫn của các biển báo, biển hiệu, mốc hiệu trên đường, quan sát tình hình cầu đường và biểu thị của tín hiệu, kiểm tra tác dụng của hệ thống hãm tự động theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, đặc biệt trong trường hợp khi tàu lên, xuống dốc cao và dài;
h) Hướng dẫn, giám sát phụ lái tàu thực hành lái tàu và chịu trách nhiệm chính về an toàn chạy tàu trong quá trình phụ lái tàu thực hành lái tàu.
...
Như vậy, nhân viên lái tàu phải thực hiện các thao tác dừng tàu khẩn cấp khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.
Nhân viên lái tàu ở những đoàn tàu hàng không bố trí trưởng tàu phải đảm nhận những công việc gì?
Tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT có quy định:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của lái tàu
..
3. Nhiệm vụ của lái tàu đối với đoàn tàu hàng không bố trí trưởng tàu (đầu máy chạy đơn, đoàn tàu hàng sử dụng thiết bị đuôi tàu mà không bố trí trưởng tàu) ngoài thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này thì phải thực hiện thêm các nhiệm vụ sau:
a) Là người chỉ huy cao nhất trên tàu, chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn chạy tàu;
b) Chú ý tín hiệu trên đường, trên tàu và những điều ghi trong giấy phép, mệnh lệnh, cảnh báo để chạy tàu an toàn;
c) Khi tàu qua mỗi ga, phải xác nhận tàu nguyên vẹn qua bộ thiết bị tín hiệu đuôi tàu. Nếu chạy dọc đường phát hiện có hiện tượng uy hiếp đến an toàn chạy tàu phải dừng lại để xử lý hoặc tìm cách báo cho nhân viên đón tàu biết (kể cả trường hợp tàu thông qua ga);
d) Ghi chép kịp thời, đầy đủ, chính xác thành phần, tần số đoàn tàu, giờ tàu đi, đến, thông qua, dừng trong khu gian và các sự việc phát sinh có liên quan khác vào nhật ký tàu và các biểu báo quy định;
đ) Thử hãm đoàn tàu trong trường hợp tàu dừng ở dọc đường quá 20 phút hoặc tại các ga không có trạm khám xe có cắt móc toa xe. Ngoài ra, phải tham gia hội đồng thử hãm đoàn tàu tại các ga đoàn tàu xuất phát và tại các ga đoàn tàu tác nghiệp kỹ thuật;
e) Làm thủ tục xin cứu viện và tham gia cứu viện;
g) Ghi nhật ký, lập các báo cáo liên quan đến hành trình tàu chạy;
h) Giao nhận hồ sơ đã được niêm phong liên quan đến vận tải hàng hóa theo quy định của doanh nghiệp sử dụng chức danh lái tàu;
i) Trường hợp nhiều tàu ghép thành đoàn tàu hỗn hợp thì lái tàu của tàu đầu tiên là người chỉ huy chung của đoàn tàu hỗn hợp;
k) Khi đoàn tàu hàng có từ 02 đầu máy kéo tàu trở lên mà không có trưởng tàu thì lái tàu đầu máy chính thực hiện các nhiệm vụ trưởng tàu hàng quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này.
Như vậy, nhân viên lái tàu ở những đoàn tàu hàng không bố trí trưởng tàu phải đảm nhận những công việc nêu trên và cả những công việc quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?