Nhận lương hưu khi chuyển khẩu về nơi cư trú mới thế nào?
Người lao động có được chuyển nơi nhận lương hưu hay không?
Tại Điều 115 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Chuyển nơi hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội
Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng chuyển đến nơi ở khác trong nước có nguyện vọng được hưởng bảo hiểm xã hội ở nơi cư trú mới thì có đơn gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo đó, nếu người lao động chuyển đến nơi khác sinh sống mà có nguyện vọng được hưởng bảo hiểm xã hội ở nơi cư trú mới thì sẽ được chuyển nơi nhận lương hưu. Lúc này, người lao động cần phải có đơn gửi đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng để được giải quyết.
Nhận lương hưu khi chuyển khẩu về nơi cư trú mới thế nào? (Hình từ Internet)
Nhận lương hưu khi chuyển khẩu về nơi cư trú mới thế nào?
Để được nhận lương hưu hằng tháng khi chuyển khẩu về nơi cư trú mới, người lao động cần thực hiện theo tiến trình sau:
(1) Chuẩn bị hồ sơ thay đổi nơi nhận lương hưu
Người đang hưởng lương hưu hằng tháng có nhu cầu chuyển nơi nhận lương hưu về nơi cư trú mới cần làm đơn gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng.
Theo quy định tại điểm 1.2.7 khoản 1 Điều 6 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019, mẫu đơn đề nghị chuyển nơi nhận lương hưu cho người lao động là Mẫu 14-HSB ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019.
(2) Nộp hồ sơ
Sau khi đã chuẩn bị được đơn đề nghị chuyển nơi nhận hưu trí, người đang hưởng chế độ này nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội ở địa phương nơi đang hưởng.
(3) Giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết, cập nhật vào danh sách chi trả và tổ chức chi trả cho người hưởng tại địa điểm nơi người hưởng đăng ký. Đồng thời nhắn tin đến người hưởng về thời gian, địa điểm chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng. Trong trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
(4) Nhận kết quả
Sau quá trình giải quyết hồ sơ, người hưởng sẽ được nhận thông báo về việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và đến nhận lương hưu theo thời gian và địa điểm ghi trong thông báo.
Đơn đề nghị chuyển nơi nhận lương hưu năm 2024 soạn như thế nào?
Mẫu Đơn đề nghị chuyển nơi hưởng lương hưu theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 cho người lao động như sau:
Tải mẫu đơn đề nghị chuyển nơi hưởng lương hưu cho người lao động mới nhất hiện nay. Tải về
Hướng dẫn lập đơn đề nghị chuyển nơi hưởng lương hưu
(1) Ghi đầy đủ họ và tên của người hưởng;
(2) Ghi số điện thoại. Trường hợp người lao động không có điện thoại thì có thể ghi số điện thoại của người thân khi cần liên lạc kèm theo họ và tên, mối quan hệ với người đó;
(3) Ghi đầy đủ địa chỉ nơi đang cư trú của người có yêu cầu giải quyết: Số nhà, ngõ (ngách, hẻm), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (ph¬ường, thị trấn), huyện (thị xã, thành phố), tỉnh, thành phố; trường hợp người hưởng ủy quyền cho người khác làm đơn và thủ tục thì ghi địa chỉ của người được ủy quyền;
(4) Trường hợp người được ủy quyền là người làm đơn thì ghi rõ: “Tôi là .... được ủy quyền làm đơn” còn không thì để trống. Ví dụ: Tôi là Nguyễn Văn A được ủy quyền làm đơn”; đồng thời nộp kèm theo Giấy ủy quyền.
(5) Đánh dấu vào nội dung yêu cầu giải quyết và ghi cụ thể các thông tin.
(6) Trường hợp nộp hồ sơ chậm hơn so với thời điểm hưởng lương hưu hoặc bị mất giấy chứng nhận chờ hưởng chế độ thì bổ sung giải trình trong thời gian nộp hồ sơ chậm có xuất cảnh trái phép hoặc bị Tòa án tuyên bố mất tích hoặc chấp hành hình phạt tù giam không (nếu có thì ghi cụ thể thời gian xuất cảnh trái phép, bị tuyên bố mất tích hoặc thời gian chấp hành hình phạt tù giam) hoặc nêu rõ mất giấy chứng nhận chờ hưởng chế độ và cam kết chịu trách nhiệm về nội dung giải trình.
(7) Trường hợp có yêu cầu khác thì ghi rõ nội dung yêu cầu và các thông tin liên quan đến yêu cầu giải quyết, ví dụ: Trường hợp không thống nhất thông tin về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh giữa chứng minh nhân dân /hộ chiếu/căn cước công dân và hồ sơ hưởng, chờ hưởng BHXH thì ghi rõ không thống nhất về thông tin gì kèm theo bản sao chứng minh nhân dân/hộ chiếu căn cước công dân.
(8) Địa chỉ nhận lương hưu, trợ cấp BHXH, nơi cư trú mới di chuyển đến: Ghi rõ số nhà, ngõ (ngách, hẻm), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (ph¬ường, thị trấn), huyện (thị xã, thành phố), tỉnh, thành phố. Trường hợp đã xác định được điểm chi trả tại nơi đề nghị nhận thì ghi rõ.
(9) Đánh dấu vào các ô tương ứng để chọn hình thức nhận tiền lương hưu, trợ cấp.
Nếu nhận trợ cấp một lần bằng tiền mặt thì đánh dấu tiếp để chọn nơi nhận là tại cơ quan BHXH hay thông qua tổ chức dịch vụ BHXH; nếu nhận thông qua tài khoản ATM thì ghi bổ sung số tài khoản, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng mở tài khoản.
(10) Trường hợp nộp hồ sơ chậm hơn so với thời hạn quy định thì nêu rõ lý do nộp chậm.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?