Nhà giáo thỉnh giảng được đánh giá, xếp loại, khen thưởng không?
Nhà giáo thỉnh giảng được đánh giá, xếp loại, khen thưởng không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT, được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 11/2013/TT-BGDĐT quy định như sau:
Quyền của nhà giáo thỉnh giảng
1. Được hưởng tiền công, tiền lương, quyền lợi theo thỏa thuận trong hợp đồng thỉnh giảng và theo quy định của pháp luật.
2. Được tham gia sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, được tạo điều kiện nghiên cứu khoa học tại cơ sở thỉnh giảng, được xét tặng các danh hiệu, được xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm các chức danh Giáo sư, Phó giáo sư theo quy định của pháp luật.
3. Được cơ sở thỉnh giảng cung cấp, hỗ trợ tài liệu, thiết bị, phương tiện làm việc cần thiết; được đánh giá, xếp loại, khen thưởng nếu có thành tích trong hoạt động giáo dục, đào tạo theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nhà giáo thỉnh giảng được đánh giá, xếp loại, khen thưởng nếu có thành tích trong hoạt động giáo dục, đào tạo theo quy định của pháp luật.
Nhà giáo thỉnh giảng được đánh giá, xếp loại, khen thưởng không?
Hoạt động thỉnh giảng nhằm mục đích gì?
Căn cứ tại Điều 3 Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 11/2013/TT-BGDĐT mục đích hoạt động thỉnh giảng như sau:
- Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo thông qua việc thu hút nhà giáo, nhà khoa học trình độ cao tham gia hoạt động thỉnh giảng tại cơ sở giáo dục.
- Góp phần tạo điều kiện để các nhà giáo cơ hữu của cơ sở giáo dục có thời gian thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, thâm nhập thực tế, học tập và bồi dưỡng nâng cao trình độ.
06 tiêu chuẩn của một giáo viên thỉnh giảng ra sao?
Giảng viên thỉnh giảng cần đáp ứng được các tiêu chí của nhà giáo thỉnh giảng được quy định tại Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 11/2013/TT-BGDĐT như sau:
(1) Đối với việc giảng dạy các môn học, các chuyên đề được quy định trong chương trình giáo dục đại học để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân, giảng viên thỉnh giảng phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại Điều 67 Luật Giáo dục 2019.
(2) Đối với việc giảng dạy các chuyên đề không có trong chương trình g giáo dục đại học để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân nêu tại điểm b khoản 1 Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT, giảng viên thỉnh giảng phải có trình độ học vấn và kinh nghiệm chuyên môn phù hợp.
(3) Đối với hoạt động hướng dẫn, tham gia chấm, hội đồng chấm đồ án, khoá luận tốt nghiệp; hướng dẫn, tham gia hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ; giảng viên thỉnh giảng phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại Điều 67 Luật Giáo dục 2019 và quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.
(4) Đối với hoạt động hướng dẫn thí nghiệm, thực hành, thực tập theo các chương trình giáo dục, giảng viên thỉnh giảng phải đáp ứng các yêu cầu thí nghiệm, thực hành, thực tập của môn học, chuyên đề, chương trình giáo dục; đạt tiêu chuẩn quy định đối với nhân viên làm công tác thí nghiệm.
(5) Đối với hoạt động tham gia xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, sách tham khảo, theo ngành, chuyên ngành thỉnh giảng, giảng viên thỉnh giảng phải đảm bảo ít nhất một trong các yêu cầu sau:
- Có công trình khoa học được công bố trên tạp chí khoa học hoặc trong tuyển tập hội thảo khoa học trong, ngoài nước;
- Có sách chuyên khảo đã được xuất bản;
- Có đề tài nghiên cứu khoa học được nghiệm thu đạt yêu cầu từ cấp khoa và tương đương trở lên;
- Có hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được nghiệm thu, thanh lý.
(6) Đối với việc giảng dạy chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học tại trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo viên thỉnh giảng phải đạt trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên.
Hoạt động thỉnh giảng cần được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 4 Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 11/2013/TT-BGDĐT như sau:
Nguyên tắc thực hiện hoạt động thỉnh giảng
1. Tuân thủ những nguyên tắc cơ bản về quan hệ dân sự đã được quy định tại Chương II Bộ luật Dân sự, nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự đã được quy định tại Điều 389 Bộ luật Dân sự, những quy định của pháp luật về lao động, những quy định về thỉnh giảng của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.
2. Đối với các cơ sở thỉnh giảng là cơ sở giáo dục công lập, tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo.
3. Đối với các cơ sở thỉnh giảng là cơ sở giáo dục khác, tuân thủ các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục đã được quy định trong Điều lệ nhà trường, Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục.
4. Trong trường hợp hoạt động thỉnh giảng có sử dụng thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi cán bộ, công chức, viên chức làm việc.
Để có thể đạt được mục đích cũng như giữ được bản chất và giá trị của hoạt động thỉnh giảng, thỉnh giảng cần tuân thủ theo nguyên tắc của pháp luật, cụ thể:
- Tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của các quy định liên quan.
- Đối với các cơ sở thỉnh giảng là cơ sở giáo dục công lập, tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo.
- Đối với các cơ sở thỉnh giảng là cơ sở giáo dục khác, tuân thủ các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục
- Trường hợp có sử dụng thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi cán bộ, công chức, viên chức làm việc.
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?