Nhà giáo nào là Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam? Nhà nước có chính sách gì đối với nhà giáo?

Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam là nhà giáo nào? Nhà nước có chính sách gì đối với nhà giáo?

Nhà giáo nào là Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam?

Nhà giáo Đặng Thai Mai (25/12/1902 - 25/9/1984) còn được biết đến dưới tên gọi Đặng Mai và những bút danh Thanh Tuyền, Thanh Bình. Ông là giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam và ông cũng là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam.

Đặng Thai Mai có vốn nho học uyên thâm và am hiểu văn học cổ điển Pháp, văn học hiện đại Trung Quốc, văn học cận đại Việt Nam. Đặng Thai Mai là nhà lý luận phê bình sắc sảo. Năm 1982, ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. Năm 1996, ông lại được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt 1) về các công trình nghiên cứu văn học Việt Nam và văn học thế giới. Đặng Thai Mai là người có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn học và giáo dục Việt Nam.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.

Nhà giáo nào là Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam?

Nhà giáo nào là Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam?

Nhà nước có chính sách gì đối với nhà giáo?

Căn cứ tại Điều 77 Luật Giáo dục 2019 quy định:

Chính sách đối với nhà giáo
1. Nhà nước có chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và nhiệm vụ của mình.
2. Nhà giáo công tác tại trường chuyên, trường năng khiếu, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường, lớp dành cho người khuyết tật, trường giáo dưỡng hoặc trường chuyên biệt khác, nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập được hưởng chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi.
3. Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về chế độ phụ cấp và các chính sách khác đối với nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, chính sách của nhà nước đối với nhà giáo là:

- Nhà nước có chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và nhiệm vụ của mình.

- Nhà giáo công tác tại trường chuyên, trường năng khiếu, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường, lớp dành cho người khuyết tật, trường giáo dưỡng hoặc trường chuyên biệt khác, nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập được hưởng chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi.

- Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về chế độ phụ cấp và các chính sách khác đối với nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo hiện nay được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 74 Luật Giáo dục 2019 quy định về cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo hiện nay như sau:

Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
1. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo gồm trường sư phạm, cơ sở giáo dục có khoa sư phạm, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.
2. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục gồm trường sư phạm, cơ sở giáo dục đại học có khoa quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.
3. Trường sư phạm do Nhà nước thành lập để đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được ưu tiên trong việc tuyển dụng nhà giáo, bố trí cán bộ quản lý giáo dục, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, ký túc xá và bảo đảm kinh phí đào tạo. Trường sư phạm có trường thực hành hoặc cơ sở thực hành.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

Theo đó, cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo hiện nay được quy định như sau:

- Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo gồm trường sư phạm, cơ sở giáo dục có khoa sư phạm, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.

- Trường sư phạm do Nhà nước thành lập để đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo được ưu tiên trong việc tuyển dụng nhà giáo, bố trí cán bộ quản lý giáo dục, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, ký túc xá và bảo đảm kinh phí đào tạo. Trường sư phạm có trường thực hành hoặc cơ sở thực hành.

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

Viện trưởng Viện Văn học Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Nhà giáo nào là Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam? Nhà nước có chính sách gì đối với nhà giáo?
Đi đến trang Tìm kiếm - Viện trưởng Viện Văn học Việt Nam
983 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Viện trưởng Viện Văn học Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Viện trưởng Viện Văn học Việt Nam

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Danh sách văn bản hướng dẫn Chính sách giáo dục mới nhất hiện nay Tuyển sinh đại học, cao đẳng 2024: Tổng hợp văn bản về quy chế tuyển sinh Tổng hợp văn bản quan trọng về Giáo dục mầm non Tổng hợp văn bản quan trọng về Giáo dục tiểu học Tổng hợp văn bản quan trọng về Giáo dục phổ thông Tổng hợp văn bản quan trọng về Giáo dục thường xuyên
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào