Nguyên tắc thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức là gì?
Kiểm định chất lượng đầu vào công chức là gì?
Căn cứ tại Điều 3 Nội quy và quy chế tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BNV quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Nội quy và Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kiểm định chất lượng đầu vào công chức (sau đây viết tắt là kiểm định) là kỳ thi do Bộ Nội vụ tổ chức nhằm đánh giá, công nhận kiến thức nền tảng cần thiết đối với thí sinh trước khi tham gia tuyển dụng công chức tại cơ quan có thẩm quyền.
2. Đơn vị chủ trì tổ chức kiểm định là cơ quan, đơn vị được Bộ trưởng Bộ Nội vụ giao nhiệm vụ tổ chức kiểm định.
3. Đơn vị phối hợp tổ chức kiểm định là cơ quan của Đảng, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các đơn vị thuộc thẩm quyền phân công của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, các cơ sở giáo dục đào tạo và các tổ chức có tư cách pháp nhân có liên quan do Hội đồng kiểm định mời tham gia tổ chức kỳ kiểm định.
4. Người tham gia coi thi bao gồm: Trưởng ban coi thi, Phó Trưởng ban coi thi, Trưởng điểm thi, Phó Trưởng điểm thi, thành viên kiêm Thư ký Ban coi thi, thành viên ban coi thi, giám thị phòng thi, giám thị hành lang, kỹ thuật viên máy vi tính.
5. Người phục vụ kỳ thi bao gồm người đón tiếp, y tế, điện lực, an ninh trật tự và bảo vệ tại các điểm thi và khu vực làm việc của Hội đồng kiểm định.
6. Điểm thi là nơi tổ chức cho thí sinh đến dự thi, gồm có các phòng máy thi kết nối với máy chủ của điểm thi qua hệ thống mạng nội bộ.
7. Máy thi là máy vi tính của điểm thi mà thí sinh được sử dụng để làm bài thi trong ca thi.
8. Máy giám sát thi là máy vi tính của điểm thi có cài đặt phần mềm để quản lý và vận hành các quy trình nghiệp vụ của điểm thi do nhân viên kỹ thuật máy vi tính thực hiện theo chỉ đạo của Trưởng điểm thi.
...
Theo đó, kiểm định chất lượng đầu vào công chức (sau đây viết tắt là kiểm định) là kỳ thi do Bộ Nội vụ tổ chức nhằm đánh giá, công nhận kiến thức nền tảng cần thiết đối với thí sinh trước khi tham gia tuyển dụng công chức tại cơ quan có thẩm quyền.
Nguyên tắc thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức là gì?
Nguyên tắc thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức là gì?
Căn cứ tại Điều 2 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức quy định:
Nguyên tắc thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức
1. Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức là hoạt động đánh giá, công nhận kiến thức nền tảng cần thiết đối với thí sinh trước khi tham gia tuyển dụng công chức tại cơ quan có thẩm quyền.
2. Nguyên tắc thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức như sau:
a) Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
b) Bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm.
c) Kết quả kiểm định được sử dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc.
d) Không hạn chế số lần được đăng ký dự kiểm định đối với mỗi thí sinh.
đ) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Theo đó, nguyên tắc thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức như sau:
- Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
- Bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm.
- Kết quả kiểm định được sử dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc.
- Không hạn chế số lần được đăng ký dự kiểm định đối với mỗi thí sinh.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Thủ tục dự thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức cho thí sinh được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 31 Nội quy và quy chế tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BNV quy định về thủ tục dự thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức cho thí sinh như sau:
- Trước ngày tổ chức thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức chính thức 01 ngày, Ban thư ký của Hội đồng kiểm định tổ chức hướng dẫn làm thủ tục dự thi cho thí sinh nhằm kiểm tra tính hợp pháp, chính xác của thông tin thí sinh dự thi trong danh sách dự thi và giải đáp thắc mắc cho thí sinh.
- Khi làm thủ tục dự thi cho thí sinh, Ban thư ký của Hội đồng kiểm định cần thực hiện đầy đủ các nội dung, các bước trong hướng dẫn; kiểm tra và xác minh nhân thân của thí sinh, hướng dẫn làm thủ tục đề nghị sửa chữa thông tin, hướng dẫn thí sinh làm quen với phần mềm tổ chức thi (nếu có).
- Tư trang của thí sinh (nếu có) không thuộc danh mục vật dụng được mang vào phòng thi thì phải để cách xa khu vực phòng thi tối thiểu 25 mét.
- Ban coi thi có thể sử dụng các thiết bị dò kim loại, trang thiết bị thu phát truyền tin để kiểm tra an ninh trước khi thí sinh dự thi vào khu vực thi.
- Trường hợp phát sinh tình huống không thuộc thẩm quyền quyết định, Trưởng điểm thi xin ý kiến Trưởng ban coi thi trước khi thực hiện.
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Lễ Tạ Ơn là thứ mấy? Đây có phải là ngày lễ lớn của người lao động không?
- Đã có thông tin về mức lương cơ sở mới tại Thông báo 511 do Văn phòng Chính phủ ban hành, cụ thể ra sao?
- Từ 1/7/2025, chính sách tăng lương hưu mới có hiệu lực sẽ thực hiện tăng lương hưu cho CBCCVC và người lao động có đúng không?
- Tăng lương hưu lần 3 cho đối tượng nào theo Luật Bảo hiểm xã hội mới quy định?