Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức vào Thanh tra Chính phủ được xác định như thế nào?
Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức vào Thanh tra Chính phủ được xác định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 398/QĐ-TTCP năm 2021 quy định như sau:
Thi tuyển, xét tuyển công chức
1. Hình thức, nội dung, thời gian thi và xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định số 138/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
2. Đối tượng, nội dung, hình thức xét tuyển công chức và xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định số 138/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
3. Trình tự, thủ tục thi tuyển, xét tuyển công chức thực hiện theo quy định tại Mục 4 Chương II Nghị định số 138/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
Theo đó, việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức vào Thanh tra Chính phủ thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định số 138/2020/NĐ-CP, cụ thể, Điều 12 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định:
Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức
1. Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức phải có đủ các điều kiện sau:
a) Có kết quả điểm vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên;
b) Có kết quả điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên quy định tại Điều 5 Nghị định này (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
2. Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng số điểm tính theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển thì người có kết quả điểm vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định người trúng tuyển.
3. Người không trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức không được bảo lưu kết quả xét tuyển cho các kỳ xét tuyển lần sau.
Theo đó, người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức vào Thanh tra Chính phủ được xác định như sau:
- Có kết quả điểm vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên;
- Có kết quả điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên quy định tại Điều 5 Nghị định 138/2020/NĐ-CP (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
- Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng số điểm tính theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định 138/2020/NĐ-CP bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển thì người có kết quả điểm vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định người trúng tuyển.
Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức vào Thanh tra Chính phủ được xác định như thế nào?
Điều kiện để đăng ký dự tuyển công chức vào Thanh tra Chính phủ là gì?
Căn cứ vào Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 398/QĐ-TTCP năm 2021 quy định như sau:
Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức
Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức. Thanh tra Chính phủ xác định các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển quy định tại điểm g khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức, phù hợp với khung năng lực vị trí việc làm nhưng không thấp hơn các tiêu chuẩn chung, không được trái với quy định của pháp luật, không được phân biệt loại hình đào tạo.
Theo đó, điều kiện đăng ký dự tuyển công chức vào làm việc trong Thanh tra Chính phủ được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức 2008, cụ thể, người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:
- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
- Đủ 18 tuổi trở lên;
- Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
- Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
- Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;
- Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
Đồng thời, công chức ứng tuyển cần đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển được Thanh tra Chính phủ xác định phù hợp với khung năng lực vị trí việc làm nhưng không thấp hơn các tiêu chuẩn chung, không được trái với quy định của pháp luật, không được phân biệt loại hình đào tạo.
Ai có thẩm quyền tuyển dụng công chức vào Thanh tra Chính phủ?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 398/QĐ-TTCP năm 2021 quy định như sau:
Thẩm quyền tuyển dụng công chức, viên chức
1. Tổng Thanh tra Chính phủ có thẩm quyền tuyển dụng công chức.
2. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp có thẩm quyền tuyển dụng viên chức.
Theo đó, Tổng Thanh tra Chính phủ có thẩm quyền tuyển dụng công chức vào Thanh tra Chính phủ.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?