Người sử dụng lao động không lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại bị xử phạt như thế nào?

Cho tôi hỏi người sử dụng lao động không lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại bị xử phạt như thế nào? Câu hỏi từ chị Hân (Hà Tĩnh).

An toàn, vệ sinh lao động được đảm bảo theo những nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 5 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

Nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
1. Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.
2. Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động.
3. Tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động.

Theo đó có 03 nguyên tắc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động được quy định cụ thể như trên.

Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại

Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại (Hình từ Internet)

Ai phải lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về nguyên tắc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc như sau:

Nguyên tắc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc
Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc theo quy định tại Điều 18 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
1. Thường xuyên theo dõi, giám sát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc;
2. Phải có người hoặc bộ phận được phân công chịu trách nhiệm về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc; đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, phải quy định việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đến từng tổ, đội, phân xưởng;
3. Lưu hồ sơ về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại phù hợp quy định Luật An toàn, vệ sinh lao động, các Điều 4, 5, 6 và 7 Nghị định này và quy định pháp luật chuyên ngành;
4. Công khai kết quả kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho người lao động được biết;
5. Có quy trình kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm phù hợp với Điều 18 Luật An toàn, vệ sinh lao động, các Điều 4, 5, 6 và 7 Nghị định này và quy định pháp luật chuyên ngành.

Đối chiếu Điều 5 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, cụ thể như sau:

Nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại
1. Phân tích đặc Điểm Điều kiện lao động, quy trình làm việc có liên quan và kết quả kiểm tra nơi làm việc.
2. Khảo sát người lao động về những yếu tố có thể gây tổn thương, bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe của họ tại nơi làm việc.
3. Trường hợp không nhận diện, đánh giá được đầy đủ, chính xác bằng cảm quan thì phải sử dụng máy, thiết bị phù hợp để đo, kiểm các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Theo đó hồ sơ vệ sinh môi trường lao động là do người sử dụng lao động lập ra nhằm liệt kê, đánh giá các yếu tố có hại trong môi trường làm việc của người lao động.

Từ đó làm căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động để kiểm soát các yếu tố có hại, nguy hiểm, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động.

Tải mẫu hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại chi tiết nhất hiện nay: Tại đây

Người sử dụng lao động không lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 21 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, cụ thể như sau:

Vi phạm quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
...

Lưu ý: Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Theo đó người sử dụng lao động không lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền như sau:

- Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là cá nhân.

- Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là tổ chức.

Đi đến trang Tìm kiếm - Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động
5,953 lượt xem
Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mẫu hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp mới nhất?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động không lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại bị xử phạt như thế nào?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào