Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam là ai? Có thẩm quyền gì?
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam là ai?
Căn cứ theo Điều 2 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Ngoại giao ban hành kèm theo Quyết định 1562/QĐ-BNG năm 2012 như sau:
- Người Phát ngôn chính thức của Bộ Ngoại giao (sau đây gọi tắt là Người Phát ngôn) là Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao.
- Phó Phát ngôn chính thức của Bộ Ngoại giao (sau đây gọi tắt là Phó Phát ngôn) là Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao.
- Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (hoặc Lãnh đạo Bộ Ngoại giao được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ủy quyền) chỉ định người thực hiện nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí đối với một sự kiện, vấn đề cụ thể.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam là ai? Có thẩm quyền gì?
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao có thẩm quyền gì?
Căn cứ theo Điều 4 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Ngoại giao ban hành kèm theo Quyết định 1562/QĐ-BNG năm 2012
- Người Phát ngôn, Phó Phát ngôn, người được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao/Lãnh đạo Bộ Ngoại giao chỉ định phát ngôn có thẩm quyền và trách nhiệm sau:
+ Được nhân danh Bộ Ngoại giao phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về nội dung phát ngôn và thông tin cung cấp cho báo chí.
+ Được quyền từ chối phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí những vấn đề sau:
+ Thuộc bí mật nhà nước, bí mật thuộc về nguyên tắc và quy định của Đảng và những vấn đề khác không thuộc phạm vi, chức năng, thẩm quyền của Bộ Ngoại giao;
+ Những vụ việc đang trong quá trình điều tra, thanh tra, chưa có kết luận cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền;
+ Những văn bản chính sách, đề án đang trong quá trình soạn thảo, chưa được cấp có thẩm quyền cho phép phổ biến, lấy ý kiến rộng rãi trong xã hội.
+ Những vấn đề khác do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định.
- Căn cứ yêu cầu tình hình, Người Phát ngôn, Phó Phát ngôn và Vụ Thông tin Báo chí kiến nghị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chỉ định các đơn vị, cá nhân thuộc Bộ Ngoại giao trả lời phỏng vấn, cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định của Quy chế này.
- Người Phát ngôn, Phó Phát ngôn và Vụ Thông tin Báo chí có trách nhiệm:
+ Tổ chức họp báo định kỳ, họp báo đột xuất của Người phát ngôn, họp báo do Bộ Ngoại giao chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương.
+ Chủ trì việc liên lạc thường xuyên với các cơ quan báo chí trong nước và quốc tế; tổ chức cho báo chí tiếp xúc và phỏng vấn Lãnh đạo Bộ Ngoại giao.
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan chuẩn bị nội dung, thông tin cần cải chính hoặc cần làm rõ thêm liên quan đến nội dung báo chí đề cập, và yêu cầu cơ quan báo chí cải chính thông tin sai sự thật về việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao theo quy định của pháp luật về báo chí.
+ Kịp thời tổng hợp thông tin trong nước và quốc tế cho các đơn vị trực thuộc Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tham khảo, sử dụng.
+ Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp và định kỳ báo cáo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về tình hình thực hiện Quy chế.
Phát ngôn thông tin cho báo chí của Bộ Ngoại giao có những nội dung gì?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Ngoại giao ban hành kèm theo Quyết định 1562/QĐ-BNG năm 2012, có quy định về phạm vi phát ngôn và cung cấp thông tin như sau:
Phạm vi phát ngôn và cung cấp thông tin
1. Nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin:
a) Quan điểm, lập trường chính thức của Việt Nam về chính sách và quan hệ đối ngoại của Việt Nam, về tình hình quốc tế và những vấn đề thuộc phạm vi, chức năng và thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.
b) Tình hình và kết quả hoạt động của ngành ngoại giao trên các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao.
c) Các vấn đề khác do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định.
2. Hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin:
a) Họp báo thường kỳ (1 hoặc 2 lần/tháng) và họp báo đột xuất của Người Phát ngôn.
b) Họp báo của Bộ Ngoại giao do Bộ trưởng, Lãnh đạo Bộ Ngoại giao chủ trì.
c) Họp báo do Bộ Ngoại giao phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức.
d) Thông tin do Vụ Thông tin Báo chí hoặc các đơn vị trực thuộc Bộ Ngoại giao được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chỉ định cung cấp.
e) Thông tin trên trang thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao (www.mofa.gov.vn) và của các Cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
g) Trả lời phỏng vấn, viết bài cho báo chí.
Như vậy, theo quy định trên thì phát ngôn thông tin cho báo chí của Bộ Ngoại giao có các nội dung sau:
- Quan điểm, lập trường chính thức của Việt Nam về chính sách và quan hệ đối ngoại của Việt Nam, về tình hình quốc tế và những vấn đề thuộc phạm vi, chức năng và thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.
- Tình hình và kết quả hoạt động của ngành ngoại giao trên các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao.
- Các vấn đề khác do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định.
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Chi tiết mức tiền thưởng từ 2025 trở đi áp dụng cho toàn bộ đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng là bao nhiêu?
- Đã chốt lương hưu mức 1, mức 2 trong năm 2025 cho CBCCVC nghỉ hưu trước 1995 không được tăng lương hưu theo quy định mới, cụ thể ra sao?
- Không tăng lương năm 2025, tăng mức lương cơ sở trong năm 2026 cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang phụ thuộc vào kinh tế đất nước đúng không?