Người nước ngoài đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam như thế nào?
Người nước ngoài được hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam không?
Căn cứ theo Điều 31 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định:
Điều kiện hành nghề công tác xã hội
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam có phẩm chất đạo đức tốt, có đủ điều kiện sau đây được hành nghề công tác xã hội:
1. Đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc chuyên ngành khoa học xã hội khác theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công tác xã hội.
3. Không thuộc trường hợp quy định tại Điều 32 Nghị định này và trường hợp khác theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
4. Có giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực.
Như vậy, người nước ngoài hoàn toàn được phép hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam khi đáp ứng đủ các điều kiện như sau:
- Đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc chuyên ngành khoa học xã hội khác theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công tác xã hội.
- Không thuộc trường hợp quy định tại Điều 32 Nghị định 110/2024/NĐ-CP và trường hợp khác theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
- Có giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực.
Người nước ngoài đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam như thế nào?
Người nước ngoài đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam như thế nào?
Căn cứ theo Điều 44 Nghị định 110/2024/NĐ-CP người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam khi có giấy phép hành nghề công tác xã hội còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp được thừa nhận theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là bên ký kết.
Theo đó, hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam, gồm:
- Tờ khai đăng ký hành nghề công tác xã hội theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 110/2024/NĐ-CP.
>>> Tờ khai đăng ký hành nghề công tác xã hội theo Mẫu 07: Tải về
- Giấy phép hành nghề công tác xã hội đã được cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Sau khi hoàn thành hồ sơ, người nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam như sau:
Bước 1:
Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 39 Nghị định 110/2024/NĐ-CP.
Bước 2:
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội;
- Trường hợp không đủ điều kiện thì trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sẽ gửi văn bản trả lời, nêu rõ lý do không cấp giấy chứng nhận.
Ngoài ra, trong trường hợp người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có giấy phép hành nghề công tác xã hội do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp thực hiện công tác xã hội tại Việt Nam cho đối tượng theo đợt, hợp tác đào tạo và thực hành công tác xã hội hoặc chuyển giao kỹ thuật chuyên môn trong thực hành công tác xã hội thì không cần thực hiện thủ tục đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam theo quy định trên.
Hành nghề công tác xã hội là gì?
Theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 110/2024/NĐ-CP, hành nghề công tác xã hội được định nghĩa là những hoạt động nghề nghiệp chuyên nghiệp, trực tiếp thực hiện chuyên môn sâu của người làm công tác xã hội được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội.
Theo đó, việc hành nghề công tác xã hội bao gồm các hoạt động nghề nghiệp cụ thể như: phòng ngừa, can thiệp, trị liệu, chăm sóc, phục hồi, tư vấn và hỗ trợ tâm lý. Những hoạt động này không chỉ yêu cầu kiến thức chuyên môn sâu mà còn cần kỹ năng giao tiếp và sự nhạy bén trong việc hiểu và đáp ứng nhu cầu của đối tượng.
Việc người hành nghề phải được cấp giấy chứng nhận đăng ký cho thấy sự kiểm soát chất lượng và tính hợp pháp trong lĩnh vực này, bảo vệ quyền lợi của cả người làm nghề và đối tượng thụ hưởng.
Tóm lại, hành nghề công tác xã hội là một hoạt động chuyên nghiệp, được thực hiện bởi những người có chuyên môn sâu, điều này cho thấy công tác xã hội có vai trò thiết yếu trong việc hỗ trợ và cải thiện đời sống của các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.
Sự quy định rõ ràng về các hoạt động và yêu cầu cấp giấy chứng nhận không chỉ nâng cao chất lượng dịch vụ mà còn khẳng định vị thế của công tác xã hội trong hệ thống dịch vụ công.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- 26 Tết Âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương lịch? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài bao lâu đối với CBCCVC và người lao động?
- Mùng 1 Tết Âm lịch 2025 (Tết Ất Tỵ) là ngày nào? Người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Ất Tỵ 2025 đúng không?
- Chính thức bãi bỏ mức lương cơ sở 2.34 triệu/tháng của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang sau thời gian nào?
- Chốt lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động và cán bộ công chức viên chức thuộc thẩm quyền Thủ tướng đúng không và được nghỉ mấy ngày?