Người lao động vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm được vay vốn 100 triệu đồng có đúng không?
Ai được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm?
Căn cứ Điều 12 Luật Việc làm 2013 quy định về đối tượng vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm, cụ thể như sau:
Đối tượng vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm
1. Đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm bao gồm:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh;
b) Người lao động.
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc các trường hợp sau đây được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức lãi suất thấp hơn:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số;
b) Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật.
Căn cứ Điều 23 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định cụ thể về đối tượng vay vốn như sau:
Đối tượng vay vốn
1. Đối tượng vay vốn được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật Việc làm.
2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh (sau đây gọi chung là cơ sở sản xuất, kinh doanh) sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số tại Điểm a Khoản 2 Điều 12 Luật Việc làm được quy định như sau:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số;
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số.
Như quy định trên, các đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm bao gồm:
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh.
- Người lao động.
Người lao động vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm được vay vốn 100 triệu đồng có đúng không?
Người lao động vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm được vay vốn 100 triệu đồng có đúng không?
Căn cứ Điều 24 Nghị định 61/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 74/2019/NĐ-CP) quy định về mức vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm như sau:
Mức vay
1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.
2. Đối với người lao động, mức vay tối đa là 100 triệu đồng.
3. Mức vay cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn.
Theo đó người lao động được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm tối đa là 100 triệu đồng.
NLĐ được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm trong thời hạn mấy năm?
Căn cứ Điều 25 Nghị định 61/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 74/2019/NĐ-CP) quy định về thời hạn vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm, cụ thể như sau:
Thời hạn vay vốn
Thời hạn vay vốn tối đa 120 tháng. Thời hạn vay vốn cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn.
Theo đó người lao động được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm trong thời gian tối đa là 120 tháng.
Thời hạn vay vốn cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn.
Cơ quan nào đang quản lý Quỹ quốc gia về việc làm?
Hiện nay việc quản lý Quỹ quốc gia về việc làm tại Điều 21 Nghị định 61/2015/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 74/2019/NĐ-CP) có quy định như sau:
Quản lý Quỹ quốc gia về việc làm
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với Quỹ quốc gia về việc làm (sau đây viết tắt là Quỹ).
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan trung ương của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Người mù Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức thực hiện chương trình) được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng nguồn vốn từ Quỹ theo quy định tại Nghị định này.
3. Quỹ được giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội quản lý và cho vay theo quy định tại Nghị định này. Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo kết quả thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Như vậy, Quỹ quốc gia về việc làm sẽ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với Quỹ.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan trung ương của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Người mù Việt Nam là các cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng nguồn vốn từ Quỹ.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?