Người lao động tham gia đóng góp chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện thông qua những phương thức nào?

Người lao động tham gia đóng góp chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện thông qua những phương thức nào?

Đối tượng tham gia quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện gồm những ai?

Tại Điều 6 Nghị định 88/2016/NĐ-CP có quy định như sau:

Đối tượng tham gia đóng góp
1. Người sử dụng lao động đóng góp cho người lao động theo quy định của Bộ luật lao động.
2. Người lao động theo quy định của Bộ luật lao động.
3. Cá nhân đủ 15 tuổi trở lên, không làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động.

Theo đó, đối tượng tham gia quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện bao gồm:

- Người sử dụng lao động đóng góp cho người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.

- Người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.

- Cá nhân đủ 15 tuổi trở lên, không làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.

Người lao động tham gia đóng góp chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện thông qua những phương thức nào?

Người lao động tham gia đóng góp chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện thông qua những phương thức nào?

Người lao động tham gia đóng góp chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện thông qua những phương thức nào?

Tại Điều 7 Nghị định 88/2016/NĐ-CP có quy định như sau:

Phương thức tham gia đóng góp
1. Tham gia đóng góp chương trình hưu trí thông qua người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Người sử dụng lao động đóng góp vào quỹ hưu trí cho người lao động của doanh nghiệp mình trên cơ sở yêu cầu quản lý lao động và khả năng tài chính, không có sự đóng góp của người lao động;
b) Người sử dụng lao động và người lao động cùng đóng góp vào quỹ hưu trí theo văn bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.
2. Tham gia đóng góp trực tiếp chương trình hưu trí, bao gồm:
a) Người lao động đóng góp hoàn toàn vào quỹ hưu trí, không có sự đóng góp của người sử dụng lao động;
b) Cá nhân theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định này đóng góp vào quỹ hưu trí.

Theo quy định trên thì người lao động tham gia đóng góp chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện thông qua 2 hình thức:

- Tham gia đóng góp trực tiếp chương trình hưu trí; hoặc

- Tham gia đóng góp chương trình hưu trí thông qua người sử dụng lao động

Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện có trách nhiệm đền bù thiệt hại cho người lao động tham gia quỹ trong trường hợp nào?

Tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 88/2016/NĐ-CP có quy định như sau:

Đền bù thiệt hại cho người tham gia quỹ
1. Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí có trách nhiệm đền bù thiệt hại cho người tham gia quỹ trong các trường hợp sau:
a) Thực hiện đầu tư không đúng với quy định tại Nghị định này hoặc chính sách đầu tư của quỹ hưu trí quy định tại Điều lệ quỹ;
b) Xác định sai giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí;
c) Phân bổ kết quả đầu tư và xác định sai giá trị tài Khoản hưu trí cá nhân.
2. Mức đền bù cho người tham gia quỹ được xác định trên cơ sở thiệt hại phát sinh cho người tham gia quỹ.
3. Quy trình đền bù cho người tham gia quỹ hưu trí:
a) Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí xác định thiệt hại phát sinh đối với người tham gia quỹ;
b) Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí thông báo cho ngân hàng giám sát về mức thiệt hại phát sinh đối với người tham gia quỹ;
c) Ngân hàng giám sát kiểm tra, xác nhận giá trị thiệt hại phát sinh trên cơ sở tính toán của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí;
d) Ngân hàng giám sát và doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí thống nhất về giá trị thiệt hại phát sinh đối với người tham gia quỹ hưu trí;
đ) Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí thanh toán tiền đền bù thiệt hại cho người tham gia quỹ hưu trí.
4. Ngân hàng giám sát, tổ chức lưu ký, tổ chức cung cấp dịch vụ kế toán quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ quản trị tài Khoản hưu trí cá nhân chịu trách nhiệm liên đới với doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí và phải đền bù thiệt hại cho người tham gia quỹ khi xảy ra các thiệt hại do sai sót của từng tổ chức này. Mức độ bồi thường thiệt hại thực hiện theo thỏa thuận dân sự giữa doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí và ngân hàng giám sát, tổ chức lưu ký, tổ chức cung cấp dịch vụ kế toán quỹ, tổ chức cung cấp dịch vụ quản trị tài Khoản hưu trí cá nhân.
5. Việc bồi thường thiệt hại cho người tham gia quỹ phải được doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí thuyết minh cụ thể tại báo cáo tài chính và báo cáo hoạt động quản lý quỹ hưu trí, trong đó nêu rõ nguyên nhân, lý do, mức độ ảnh hưởng, số lượng người tham gia quỹ bị ảnh hưởng đã được đền bù, mức đền bù cho người tham gia quỹ, hình thức đền bù, phương thức thanh toán và các hoạt động khắc phục khác (nếu có).

Theo đó, doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện có trách nhiệm đền bù thiệt hại cho người lao động tham gia quỹ trong những trường hợp sau:

- Thực hiện đầu tư không đúng với quy định tại Nghị định 88/2016/NĐ-CP này hoặc chính sách đầu tư của quỹ hưu trí quy định tại Điều lệ quỹ.

- Xác định sai giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí.

- Phân bổ kết quả đầu tư và xác định sai giá trị tài khoản hưu trí cá nhân.

Chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người lao động tham gia đóng góp chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện thông qua những phương thức nào?
Lao động tiền lương
Quy trình tham gia đóng góp chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện thông qua người sử dụng lao động như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện
180 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào