Người lao động sản xuất con giống vật nuôi cần phải đáp ứng điều kiện gì?
Con giống vật nuôi là gì?
Theo khoản 1 Điều 22 Luật Chăn nuôi 2018 quy định:
Điều kiện sản xuất, mua bán con giống vật nuôi
1. Con giống vật nuôi là cá thể vật nuôi dùng để nuôi sinh sản, nhân giống.
...
3. Tổ chức, cá nhân mua bán con giống vật nuôi phải có bản công bố tiêu chuẩn áp dụng của cơ sở sản xuất và hồ sơ giống theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này.
Theo đó con giống vật nuôi là cá thể vật nuôi dùng để nuôi sinh sản, nhân giống.
Người lao động sản xuất con giống vật nuôi cần phải đáp ứng điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Người lao động sản xuất con giống vật nuôi cần phải đáp ứng điều kiện gì?
Theo khoản 2 Điều 22 Luật Chăn nuôi 2018 quy định:
Điều kiện sản xuất, mua bán con giống vật nuôi
...
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất con giống vật nuôi phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Các điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này;
b) Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với giống vật nuôi;
c) Cơ sở nuôi giữ giống gốc, cơ sở tạo dòng, giống vật nuôi phải có nhân viên kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học;
đ) Cơ sở nuôi đàn giống cấp bố mẹ đối với lợn, gia cầm, đàn nhân giống, sản xuất con giống vật nuôi phải có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học;
đ) Có hồ sơ giống ghi rõ tên giống, cấp giống, xuất xứ, số lượng, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật.
...
Theo đó người lao động sản xuất con giống vật nuôi cần phải đáp ứng điều kiện:
- Vị trí xây dựng trang trại phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng, chiến lược phát triển chăn nuôi; đáp ứng yêu cầu về mật độ chăn nuôi;
- Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi;
- Có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi;
- Có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc; lưu giữ hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 01 năm sau khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi;
- Có khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại;
- Trang trại quy mô lớn phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi;
- Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với giống vật nuôi;
- Cơ sở nuôi giữ giống gốc, cơ sở tạo dòng, giống vật nuôi phải có nhân viên kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học;
- Cơ sở nuôi đàn giống cấp bố mẹ đối với lợn, gia cầm, đàn nhân giống, sản xuất con giống vật nuôi phải có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học;
- Có hồ sơ giống ghi rõ tên giống, cấp giống, xuất xứ, số lượng, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật.
Người lao động sản xuất con giống vật nuôi mà không cập nhật đầy đủ hồ sơ giống có bị phạt tiền hay không?
Theo điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về điều kiện sản xuất, mua bán con giống vật nuôi
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mua bán con giống vật nuôi mà không lưu, cập nhật đầy đủ hồ sơ giống.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sản xuất mỗi loại giống vật nuôi mà không có hồ sơ giống, không cập nhật đầy đủ hồ sơ giống; không lưu hoặc lưu không đầy đủ hồ sơ giống theo quy định;
b) Cơ sở nuôi đàn giống cấp bố mẹ đối với lợn, gia cầm, đàn nhân giống, sản xuất con giống vật nuôi không có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cơ sở nuôi giữ giống gốc, cơ sở tạo dòng, giống vật nuôi không có nhân viên kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, mua bán dòng, giống vật nuôi mới mà chưa có kết quả khảo nghiệm hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp quốc gia đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng dòng, giống vật nuôi đã bán ra thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Như vậy, người lao động sản xuất mỗi loại giống vật nuôi mà không có hồ sơ giống, không cập nhật đầy đủ hồ sơ giống; không lưu hoặc lưu không đầy đủ hồ sơ giống theo quy định có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền này là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, tức sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng (khoản 2 Điều 5 Nghị định 14/2021/NĐ-CP).
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?