Người lao động nào phải huấn luyện kỹ thuật an toàn trong sản xuất, kinh doanh pháo hoa?
Người lao động nào phải huấn luyện kỹ thuật an toàn trong sản xuất, kinh doanh pháo hoa?
Căn cứ tại Điều 18 Nghị định 137/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP quy định:
Huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong sản xuất, quản lý, bảo quản, sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo
1. Đối tượng phải huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong sản xuất, quản lý, bảo quản và sử dụng pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ
a) Người quản lý;
b) Người lao động trực tiếp sản xuất pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ;
c) Người được giao quản lý kho pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ;
d) Chỉ huy bắn pháo hoa nổ;
đ) Người sử dụng pháo hoa nổ;
e) Người bảo vệ, bốc dỡ tại kho pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ; người áp tải, điều khiển phương tiện vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ.
2. Đối tượng phải huấn luyện kỹ thuật an toàn trong sản xuất, kinh doanh pháo hoa
a) Người quản lý;
b) Người lao động trực tiếp sản xuất pháo hoa, thuốc pháo hoa;
c) Người được giao quản lý kho pháo hoa, thuốc pháo hoa;
d) Người bảo vệ, bốc dỡ tại kho pháo hoa, thuốc pháo hoa và tại cửa hàng kinh doanh pháo hoa; nhân viên bán pháo hoa; người áp tải, điều khiển phương tiện vận chuyển pháo hoa, thuốc pháo hoa.
...
Theo đó, người lao động trực tiếp sản xuất pháo hoa, thuốc pháo hoa thuộc đối tượng phải huấn luyện kỹ thuật an toàn trong sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Người lao động nào phải huấn luyện kỹ thuật an toàn trong sản xuất, kinh doanh pháo hoa? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn trong sản xuất, kinh doanh pháo hoa cho người lao động?
Căn cứ tại khoản 7 Điều 18 Nghị định 137/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP quy định:
Huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong sản xuất, quản lý, bảo quản, sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo
...
5. Thủ tục đề nghị huấn luyện thực hiện như sau:
a) Hồ sơ đề nghị gồm: Văn bản đề nghị ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng; số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật; nội dung, số lượng người, thời gian, địa điểm huấn luyện theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này. Lập danh sách cá nhân tham gia huấn luyện ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, chức vụ, trình độ chuyên môn, số Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu và 02 ảnh màu chụp kiểu chân dung cỡ 03 cm x 04 cm, mặc trang phục theo quy định (ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ);
b) Hồ sơ lập thành 01 bộ gửi về Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Bộ Quốc phòng;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ và tổ chức huấn luyện theo quy định hoặc có văn bản đồng ý cho phép tổ chức, doanh nghiệp tổ chức huấn luyện.
6. Việc tổ chức huấn luyện do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quy định tại khoản 6 Điều này thực hiện như sau:
a) Xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình huấn luyện và ra quyết định về việc mở lớp huấn luyện báo cáo Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Bộ Quốc phòng;
b) Bố trí cán bộ huấn luyện bảo đảm tiêu chuẩn thực hiện huấn luyện;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Bộ Quốc phòng ra quyết định mở lớp huấn luyện cho các đối tượng quy định tại điểm a, d khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, doanh nghiệp đề nghị. Đối với các đối tượng quy định tại điểm b, c, đ, e khoản 1 và điểm b, c, d khoản 2 Điều này, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc huấn luyện tổ chức, doanh nghiệp phải có văn bản đề nghị Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Bộ Quốc phòng kiểm tra, cấp giấy chứng nhận.
7. Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức huấn luyện, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với các đối tượng quy định tại điểm a, d khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này. Tổ chức, doanh nghiệp được phép nghiên cứu, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, cung cấp pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ và tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa có trách nhiệm tổ chức huấn luyện, báo cáo Tổng cục Công nghiệp quốc phòng tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn đối với các đối tượng quy định tại điểm b, c, đ, e khoản 1 và điểm b, c, d khoản 2 Điều này.
8. Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này và có thời hạn 4 năm.
Theo đó, tổ chức, doanh nghiệp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn trong sản xuất, kinh doanh pháo hoa cho người lao động.
Pháo hoa được sử dụng trong các trường hợp nào?
Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo quy định:
Sử dụng pháo hoa
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Theo đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?