Người lao động làm việc tại các đơn vị thuộc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đi tập huấn có được tính vào thời giờ làm việc không?
- Người lao động làm việc tại các đơn vị thuộc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đi tập huấn có được tính vào thời giờ làm việc không?
- Người lao động làm việc tại các đơn vị thuộc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được nghỉ hằng năm mấy ngày?
- Người lao động làm việc tại các đơn vị thuộc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có được nghỉ làm khi ông bà mất không?
Người lao động làm việc tại các đơn vị thuộc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đi tập huấn có được tính vào thời giờ làm việc không?
Theo Điều 7 Nội quy lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 900/QĐ-BHTG năm 2016 quy định:
Thời giờ học tập và hội họp
1. Thời giờ học tập
Người lao động có nghĩa vụ tham gia đầy đủ, chấp hành nghiêm túc các khóa đào tạo theo yêu cầu của BHTGVN. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý được tính vào thời giờ làm việc và được hưởng lương.
2. Thời giờ hội họp
a) Thời giờ hội họp của BHTGVN do người sử dụng lao động quyết định và được xem là thời giờ làm việc.
b) Các tổ chức chính trị, đoàn thể tự quyết định về thời giờ hội họp và phải đăng ký với người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền nhưng tối đa không quá ba ngày làm việc trong một tháng.
Theo đó thời gian người lao động làm việc tại các đơn vị thuộc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đi tập huấn theo các khóa đào tạo theo yêu cầu của BHTGVN được tính vào thời giờ làm việc và được hưởng lương.
Người lao động làm việc tại các đơn vị thuộc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đi tập huấn có được tính vào thời giờ làm việc không? (Hình từ Internet)
Người lao động làm việc tại các đơn vị thuộc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được nghỉ hằng năm mấy ngày?
Theo Điều 8 Nội quy lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 900/QĐ-BHTG năm 2016 quy định:
Thời giờ nghỉ ngơi
1. Người lao động làm việc liên tục 08 giờ thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào giờ làm việc; mỗi tuần người lao động được nghỉ 02 ngày (thứ 7 và chủ nhật).
2. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc thì được nghỉ hàng năm, thời gian nghỉ là 12 ngày làm việc và được hưởng nguyên lương đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.
Cứ 05 năm làm việc thì số ngày nghỉ hàng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc.
3. Người sử dụng lao động quy định lịch nghỉ hằng năm và thông báo cho người lao động biết.
4. Khi người lao động có nhu cầu nghỉ hằng năm phải làm đơn gửi người có thẩm quyền theo quy định của BHTGVN và bàn giao công việc theo sự phân công của người quản lý lao động trực tiếp.
Theo đó người lao động làm việc tại các đơn vị thuộc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có đủ 12 tháng làm việc trong điều kiện bình thường thì được nghỉ hàng năm, thời gian nghỉ là 12 ngày làm việc.
Sau mỗi 05 năm làm việc thì số ngày nghỉ hàng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc.
Người lao động làm việc tại các đơn vị thuộc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có được nghỉ làm khi ông bà mất không?
Theo Điều 9 Nội quy lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 900/QĐ-BHTG năm 2016 quy định:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương những ngày lễ, tết theo quy định của Bộ luật Lao động và thông báo hàng năm của BHTGVN.
2. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.
3. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
Khi nghỉ việc theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều này, người lao động có trách nhiệm làm đơn xin nghỉ và thông báo cho người quản lý lao động trực tiếp biết để bố trí lao động thay thế.
4 . Người lao động được nghỉ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
5. Trong trường hợp cần phải giải quyết việc riêng hoặc vì lý do sức khỏe, đi học tự túc trong giờ làm việc không do cơ quan cử, người lao động làm đơn gửi cấp có thẩm quyền xin nghỉ việc riêng không hưởng lương. Người lao động chỉ được nghỉ khi được sự chấp thuận của người có thẩm quyền.
6. Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, khả năng bố trí, sắp xếp, điều chỉnh công việc, sau khi có ý kiến của người quản lý lao động trực tiếp, người sử dụng lao động xem xét, quyết định cho người lao động nghỉ việc không hưởng lương.
7. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương không được tính vào thời gian làm việc để xét nâng lương, xét thi đua - khen thưởng và các khoản phúc lợi liên quan khác.
8. Quy định về thời gian nghỉ việc không hưởng lương và các chế độ, chính sách có liên quan thực hiện theo quy định của pháp luật và BHTGVN.
Theo đó người lao động làm việc tại các đơn vị thuộc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khi ông bà ông nội, ông bà ngoại mất thì được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?