Người lao động là sinh viên không làm việc quá 24 giờ trong 1 tuần theo Dự thảo Luật Việc làm có đúng không?
Người lao động là sinh viên không làm việc quá 24 giờ trong 1 tuần theo Dự thảo Luật Việc làm có đúng không?
Theo Điều 27 Dự thảo Luật Việc làm quy định:
Việc làm không trọn thời gian của học sinh, sinh viên
1. Người lao động là học sinh, sinh viên đang theo học các chương trình giáo dục chính quy đủ độ tuổi lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật này được làm việc nhưng không quá 24 giờ trong 1 tuần trong thời gian học và phải thực hiện quy định của pháp luật về lao động.
2. Tiền lương của học sinh, sinh viên được thanh toán trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động nhưng không được mức thấp hơn lương tối thiểu theo giờ .
3. Người lao động là học sinh, sinh viên khi làm việc bán thời gian có trách nhiệm thông báo cho cơ sở giáo dục đào tạo.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sử dụng lao động là học sinh, sinh viên tuân theo quy định pháp luật về lao động.
5. Cơ sở giáo dục đào tạo có trách nhiệm theo dõi, hỗ trợ người lao động là học sinh, sinh viên trong quá trình làm việc sau khi người lao động là học sinh, sinh viên đã thông báo về tình trạng việc làm.
Như vậy, theo Dự thảo người lao động là sinh viên đang theo học các chương trình giáo dục chính quy đủ độ tuổi lao động được làm việc nhưng không quá 24 giờ trong 1 tuần trong thời gian học và phải thực hiện quy định của pháp luật về lao động.
Người lao động là sinh viên không làm việc quá 24 giờ trong 1 tuần theo Dự thảo Luật Việc làm có đúng không? (Hình từ Internet)
Nhà nước hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thông qua các hoạt động nào theo Dự thảo Luật Việc làm?
Theo Điều 24 Dự thảo Luật Việc làm quy định:
Chính sách hỗ trợ việc làm cho thanh niên
1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân giải quyết việc làm cho thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong tạo việc làm.
2. Nhà nước hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thông qua các hoạt động sau đây:
a) Tư vấn, định hướng nghề nghiệp, việc làm; tư vấn chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, đào tạo nghề qua Trung tâm dịch vụ việc làm;
b) Giới thiệu việc làm, cung cấp thông tin thị trường lao động qua Trung tâm dịch vụ việc làm;
c) Đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; trí thức trẻ tình nguyện sau khi hoàn thành nhiệm vụ công tác tại các khu kinh tế - quốc phòng;
d) Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp;
đ) Cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm theo quy định tại Mục 2 và Mục 3 Chương này.
3. Nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho các đối tượng quy định tại điểm c khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
4. Chính phủ quy định chi tiết điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Theo Dự thảo Nhà nước hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thông qua các hoạt động gồm:
- Tư vấn, định hướng nghề nghiệp, việc làm; tư vấn chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, đào tạo nghề qua Trung tâm dịch vụ việc làm;
- Giới thiệu việc làm, cung cấp thông tin thị trường lao động qua Trung tâm dịch vụ việc làm;
- Đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; trí thức trẻ tình nguyện sau khi hoàn thành nhiệm vụ công tác tại các khu kinh tế - quốc phòng;
- Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp;
- Cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm.
Theo Dự thảo Luật Việc làm thì vốn cho vay để giải quyết việc làm thông qua các nguồn nào?
Theo Điều 11 Dự thảo Luật Việc làm quy định:
Nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm
1. Nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm bao gồm:
a) Quỹ quốc gia về việc làm;
b) Nguồn ngân sách địa phương ủy thác cho Ngân hàng chính sách xã hội;
c) Nguồn huy động của Ngân hàng Chính sách xã hội được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý;
d) Nguồn vốn tổ chức, cá nhân khác ủy thác cho Ngân hàng chính sách xã hội.
2. Hằng năm, căn cứ khả năng cân đối ngân sách của địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định bố trí vốn ngân sách của địa phương bao gồm vốn đầu tư công, vốn đầu tư phát triển khác, kinh phí thường xuyên và nguồn vốn hợp pháp khác, giao Ủy ban nhân dân cùng cấp ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội tại địa phương để thực hiện cho vay giải quyết việc làm.
Theo đó vốn cho vay để giải quyết việc làm thông qua các nguồn sau:
- Quỹ quốc gia về việc làm;
- Nguồn ngân sách địa phương ủy thác cho Ngân hàng chính sách xã hội;
- Nguồn huy động của Ngân hàng Chính sách xã hội được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý;
- Nguồn vốn tổ chức, cá nhân khác ủy thác cho Ngân hàng chính sách xã hội.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?