Người lao động không được hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp nào?

Cho tôi hỏi người lao động không được hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp nào? Có được xử lý kỷ luật người lao động đang trong thời gian nghỉ ốm đau hay không? Câu hỏi của anh H.T (Vĩnh Phúc).

Thời gian nghỉ ốm đau hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động là bao lâu?

Thời gian nghỉ ốm đau được Luật Bảo hiểm xã hội 2014 phân chia ra các nhóm như dưới đây

(a) Nghỉ việc khi bản thân bị ốm đau

Căn cứ Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian nghỉ chế độ ốm đau của người lao động dựa vào điều kiện làm việc và tình trạng ốm đau, cụ thể:

Trường hợp làm việc trong điều kiện bình thường

- Người lao động đóng BHXH dưới 15 năm sẽ được nghỉ 30 ngày.

- Người lao động đóng BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm được nghỉ 40 ngày.

- Người lao động đóng BHXH từ 30 năm trở lên được nghỉ 60 ngày.

Trường hợp làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, khu vực có trợ cấp vùng tối thiểu là 0.7 sẽ được nghỉ ốm đau như sau:

- Lao động tham gia BHXH dưới 15 năm được nghỉ tối đa 40 ngày.

- Lao động tham gia BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm được nghỉ tối đa 50 ngày.

- Lao động tham gia BHXH từ 30 năm trở lên được nghỉ tối đa 70 ngày.

Trường hợp lao động bị bệnh dài ngày thuộc danh mục bệnh dài ngày do Bộ Y tế quy định sẽ được nghỉ tối đa là 180 ngày (bao gồm cả ngày lễ, Tết và ngày nghỉ tuần của đơn vị). Sau khi hết thời gian nghỉ mà người lao động vẫn phải điều trị tiếp thì sẽ được nghỉ với chế độ thấp hơn nhưng không vượt quá thời gian đóng BHXH.

(b) Nghỉ việc khi con ốm đau

Căn cứ Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trường hợp lao động có con bị ốm và được cơ sở y tế xác nhận thì được nghỉ như sau:

- Con dưới 3 tuổi thì người lao động được nghỉ tối đa 20 ngày.

- Con từ 3 tuổi đến 7 tuổi thì người lao động được nghỉ tối đa 15 ngày.

Thời gian nghỉ trên được tính cho 1 năm làm việc tại đơn vị. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội mà một trong hai người hết thời gian nghỉ mà con vẫn chưa khỏi thì người còn lại được tiếp tục nghỉ để chăm sóc con.

Người lao động không được hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp nào?

Người lao động không được hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Có được xử lý kỷ luật người lao động đang trong thời gian nghỉ ốm đau hay không?

Tại điểm a khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
...
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;
d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
6. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì công ty không được phép xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian nghỉ ốm đau.

Người lao động không được hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp nào?

Tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:

Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp sau:
a) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
b) Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
c) Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
2. Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:
a) Người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất và Nghị định số 126/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất.
b) Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
c) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Như vậy, người lao động không được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp sau:

- Người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo Danh mục ban hành kèm theo Nghị định 82/2013/NĐ-CP (nay là Nghị định 57/2022/NĐ-CP)

- Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Hưởng chế độ ốm đau
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người lao động được hưởng lương trong thời gian hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Công ty nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội thì người lao động có được hưởng chế độ ốm đau hay không?
Lao động tiền lương
Mức hưởng tiếp chế độ ốm đau đối với người lao động mắc bệnh dài ngày sau khi hết thời hạn hưởng là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Người lao động bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về thì sẽ được giải quyết hưởng chế độ ốm đau hay chế độ tai nạn lao động?
Lao động tiền lương
Người lao động làm việc nhưng không ký hợp đồng lao động thì có được hưởng chế độ ốm đau không?
Lao động tiền lương
Có được hưởng chế độ ốm đau với trường hợp người lao động bị tai nạn trong thời gian nghỉ phép năm không?
Lao động tiền lương
Bị bệnh nặng do say rượu gây ra có được hưởng chế độ ốm đau không?
Lao động tiền lương
Người lao động không được hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Người lao động có được hưởng chế độ ốm đau khi bị tai nạn trong thời gian nghỉ không hưởng lương không?
Lao động tiền lương
Để hưởng chế độ ốm đau khi con ốm thì giấy ra viện của con có phải ghi đầy đủ tên cha mẹ không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Hưởng chế độ ốm đau
2,372 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hưởng chế độ ốm đau
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào