Người lao động được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm trong thời hạn bao lâu?
Đối tượng nào được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm?
Căn cứ Điều 12 Luật Việc làm 2013 quy định về đối tượng vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm, cụ thể như sau:
Đối tượng vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm
1. Đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm bao gồm:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh;
b) Người lao động.
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc các trường hợp sau đây được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức lãi suất thấp hơn:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số;
b) Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật.
Căn cứ Điều 23 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về đối tượng vay vốn như sau:
Đối tượng vay vốn
1. Đối tượng vay vốn được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật Việc làm.
2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh (sau đây gọi chung là cơ sở sản xuất, kinh doanh) sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số tại Điểm a Khoản 2 Điều 12 Luật Việc làm được quy định như sau:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số;
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số.
Theo đó đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm bao gồm:
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh.
- Người lao động.
Người lao động được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm trong thời hạn bao lâu? (Hình từ Internet)
Người lao động được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm tối đa bao nhiêu tiền?
Căn cứ Điều 24 Nghị định 61/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 74/2019/NĐ-CP) quy định về mức vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm như sau:
Mức vay
1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.
2. Đối với người lao động, mức vay tối đa là 100 triệu đồng.
3. Mức vay cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn.
Theo đó người lao động được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm tối đa 100 triệu đồng.
Người lao động được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ Điều 25 Nghị định 61/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 74/2019/NĐ-CP) quy định về thời hạn vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm, cụ thể như sau:
Thời hạn vay vốn
Thời hạn vay vốn tối đa 120 tháng. Thời hạn vay vốn cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn.
Theo đó người lao động được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm trong thời gian tối đa là 120 tháng.
Thời hạn vay vốn cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn.
Người lao động vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức lãi suất bao nhiêu?
Căn cứ Điều 26 Nghị định 61/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 74/2019/NĐ-CP) quy định như sau:
Lãi suất vay vốn
1. Đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật việc làm, lãi suất vay vốn bằng lãi suất vay vốn đối với hộ cận nghèo theo quy định pháp luật về tín dụng đối với hộ cận nghèo.
2. Đối với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 12 Luật Việc làm, lãi suất vay vốn bằng 50% lãi suất theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất vay vốn theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Theo đó, lãi suất vay vốn bằng lãi suất vay vốn đối với hộ cận nghèo theo quy định của pháp luật về tín dụng đối với hộ cận nghèo.
Đối với người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật, lãi suất vay vốn bằng 50% lãi suất vay vốn đối với hộ cận nghèo theo quy định của pháp luật về tín dụng đối với hộ cận nghèo.
Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất vay vốn.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?