Người lao động được vay vốn tối đa bao nhiêu tiền từ Quỹ quốc gia về việc làm?

Cho tôi hỏi người lao động được vay vốn tối đa bao nhiêu tiền từ Quỹ quốc gia về việc làm? Câu hỏi từ anh Trung (Ninh Bình).

Người lao động có được vay ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm không?

Căn cứ Điều 23 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về đối tượng vay vốn, cụ thể như sau:

Đối tượng vay vốn
1. Đối tượng vay vốn được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật Việc làm.
2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh (sau đây gọi chung là cơ sở sản xuất, kinh doanh) sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số tại Điểm a Khoản 2 Điều 12 Luật Việc làm được quy định như sau:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số;
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số.

Đối chiếu khoản 1 Điều 12 Luật Việc làm 2013 quy định về đối tượng vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm, cụ thể như sau:

Đối tượng vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm
1. Đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm bao gồm:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh;
b) Người lao động.
...

Theo đó, người lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm.

Người lao động được vay vốn tối đa bao nhiêu tiền từ Quỹ quốc gia về việc làm?

Người lao động được vay vốn tối đa bao nhiêu tiền từ Quỹ quốc gia về việc làm? (Hình từ Internet)

Người lao động được vay vốn ưu đãi tối đa bao nhiêu tiền từ Quỹ quốc gia về việc làm?

Căn cứ Điều 24 Nghị định 61/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 74/2019/NĐ-CP) quy định về mức vay, cụ thể như sau:

Mức vay
1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.
2. Đối với người lao động, mức vay tối đa là 100 triệu đồng.
3. Mức vay cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn.

Theo đó, người lao động được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức vay tối đa 100 triệu đồng.

Hồ sơ vay vốn ưu đãi đối với người lao động bao gồm những giấy tờ gì?

Căn cứ Điều 28 Nghị định 61/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 74/2019/NĐ-CP và được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 104/2022/NĐ-CP, có cụm từ bị thay thế bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 104/2022/NĐ-CP) như sau:

Lập hồ sơ vay vốn
1. Người lao động, cơ sở sản xuất, kinh doanh có nhu cầu vay vốn từ Quỹ lập hồ sơ vay vốn gửi chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (sau đây gọi chung là Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương) nơi thực hiện dự án.
2. Hồ sơ vay vốn
a) Đối với người lao động: Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nơi thực hiện dự án theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, hồ sơ vay vốn gồm:
- Dự án vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nơi thực hiện dự án theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Nghị định này;
- Bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã; hợp đồng hợp tác; giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
- Giấy tờ chứng minh cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng ưu tiên quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Luật việc làm (nếu có), bao gồm:
+ Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật: Bản sao Quyết định về việc công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp;
+ Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số: Danh sách lao động là người dân tộc thiểu số, bản sao Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc giấy khai sinh và bản sao hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của những người lao động trong danh sách;
+ Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số: Danh sách lao động là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số, bản sao giấy xác nhận khuyết tật của những người lao động là người khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp, bản sao Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc giấy khai sinh của những người lao động là người dân tộc thiểu số và bản sao hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của những người lao động trong danh sách.

Theo đó, người lao động có nhu cầu vay vốn từ Quỹ lập hồ sơ vay vốn gửi chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (sau đây gọi chung là Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương) nơi thực hiện dự án gồm có giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nơi thực hiện dự án

Tải mẫu giấy đề nghị vay vốn: Tại đây

Quỹ quốc gia về việc làm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
NLĐ muốn được vay lãi suất thấp từ Quỹ quốc gia về việc làm thì cần điều kiện gì?
Lao động tiền lương
02 hoạt động được sử dụng Quỹ quốc gia về việc làm là gì?
Lao động tiền lương
Người lao động vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm cần chuẩn bị hồ sơ gì?
Lao động tiền lương
Người lao động vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm được vay vốn 100 triệu đồng có đúng không?
Lao động tiền lương
Người lao động nào được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức lãi suất thấp?
Lao động tiền lương
Nguồn hình thành Quỹ quốc gia về việc làm là gì?
Lao động tiền lương
Điều kiện vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm của hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật là gì?
Lao động tiền lương
Đối tượng nào được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm?
Lao động tiền lương
Người lao động có được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm không?
Lao động tiền lương
Mẫu giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm chuẩn xác nhất 2024?
Đi đến trang Tìm kiếm - Quỹ quốc gia về việc làm
2,172 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quỹ quốc gia về việc làm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quỹ quốc gia về việc làm

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật việc làm 2013 mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào