Người lao động đi xuất khẩu lao động chọn người bảo lãnh cần lưu ý điều gì?
Người lao động đi xuất khẩu lao động phải thực hiện hợp đồng lao động ra sao?
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 141/2005/NĐ-CP có quy định về việc ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp như sau:
Ký hợp đồng với doanh nghiệp
1. Ký “Hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài” với doanh nghiệp sau khi đã nghiên cứu kỹ các điều kiện trong hợp đồng.
2. Thực hiện đầy đủ các nội dung trong “Hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài” đã ký với doanh nghiệp.
3. Lựa chọn và giới thiệu người bảo lãnh để ký “Hợp đồng bảo lãnh” với doanh nghiệp.
Đồng thời, căn cứ theo Điều 15 Nghị định 141/2005/NĐ-CP quy định về trách nhiệm thực hiện hợp đồng làm việc ở nước ngoài của người lao động như sau:
Thực hiện hợp đồng làm việc ở nước ngoài
Trong thời gian làm việc ở nước ngoài, người lao động có trách nhiệm:
1. Đến làm việc tại nơi được thỏa thuận trong “Hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài” đã ký với doanh nghiệp.
2. Ký, thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng lao động với người sử dụng lao động và nội quy nơi làm việc.
3. Không được tự ý rời bỏ nơi làm việc theo hợp đồng lao động đã ký.
4. Khi có tranh chấp về quan hệ lao động với người sử dụng lao động hoặc bị xâm hại danh dự, nhân phẩm phải thông báo ngay cho doanh nghiệp đưa đi và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại để được hỗ trợ kịp thời.
5. Tuân thủ pháp luật, tôn trọng phong tục, tập quán của nước sở tại.
6. Về nước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng thời hạn quy định của pháp luật nước sở tại.
Như vậy khi đã ký kết hợp đồng lao động, người lao động đi xuất khẩu lao động cần phải tuân thủ và có trách nhiệm thực hiện đúng theo những gì đã thoả thuận trong hợp đồng. Đồng thời không được có những hành vi vi phạm quy định về hành vi bị cấm cũng như làm ảnh hưởng đến pháp luật Việt Nam và nước tiếp nhận lao động.
Người lao động đi xuất khẩu lao động phải thực hiện hợp đồng lao động
Để hạn chế rủi ro khi tham gia tuyển chọn đi xuất khẩu lao động người lao động cần chú ý điều gì?
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 141/2005/NĐ-CP quy định về việc tham gia tuyển chọn của người lao động khi đi xuất khẩu lao động như sau:
Tham gia tuyển chọn
Khi tham gia tuyển chọn, người lao động có trách nhiệm tìm hiểu kỹ các nội dung: chính sách, pháp luật của Việt Nam và nước sở tại; tiêu chuẩn và điều kiện tuyển chọn; thời hạn hợp đồng; loại công việc sẽ làm; nơi làm việc; điều kiện làm việc và sinh hoạt; tiền công, tiền làm thêm giờ và các khoản thu nhập khác (nếu có); chế độ bảo hiểm; các khoản chi phí mà người lao động phải nộp trước khi đi và trong thời gian làm việc ở nước ngoài; những thông tin cần thiết khác trong hợp đồng.
Khi tham gia tuyển chọn đi xuất khẩu lao động và để hạn chế rủi ro, người lao động cần phải lưu ý tìm hiểu kỹ nội dung của một số điều như sau:
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam và nước sở tại;
- Tiêu chuẩn và điều kiện tuyển chọn;
- Thời hạn hợp đồng; loại công việc sẽ làm;
- Nơi làm việc; điều kiện làm việc và sinh hoạt;
- Tiền công, tiền làm thêm giờ và các khoản thu nhập khác (nếu có);
- Chế độ bảo hiểm; các khoản chi phí mà người lao động phải nộp trước khi đi và trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
- Những thông tin cần thiết khác trong hợp đồng.
Người lao động đi xuất khẩu lao động chọn người bảo lãnh cần lưu ý điều gì?
Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 141/2005/NĐ-CP quy định về người bảo lãnh cho người đi xuất khẩu lao động như sau:
Người bảo lãnh cho người lao động
1. Người bảo lãnh cho người lao động là người được người lao động lựa chọn, giới thiệu và được doanh nghiệp chấp nhận để ký hợp đồng bảo lãnh với doanh nghiệp. Người bảo lãnh phải có đủ các điều kiện sau:
a) Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để giao kết "Hợp đồng bảo lãnh";
b) Có khả năng về kinh tế đáp ứng điều kiện trong "Hợp đồng bảo lãnh" hoặc có uy tín, trách nhiệm để đảm bảo việc người lao động thực hiện các nghĩa vụ của mình.
2. Người bảo lãnh có trách nhiệm:
a) Ký “Hợp đồng bảo lãnh” với doanh nghiệp để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của người lao động với doanh nghiệp đó;
b) Thực hiện toàn bộ nghĩa vụ đã cam kết trong "Hợp đồng bảo lãnh" thay cho người lao động trong trường hợp người lao động không thực hiện nghĩa vụ đối với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
c) Vận động, giáo dục người lao động, gia đình người lao động thực hiện các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký với doanh nghiệp.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Tư pháp hướng dẫn việc bảo lãnh cho người lao động.
Như vậy, người lao động đi xuất khẩu lao động cần chọn người lao động có đủ các điều kiện sau:
- Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để giao kết "Hợp đồng bảo lãnh";
- Có khả năng về kinh tế đáp ứng điều kiện trong "Hợp đồng bảo lãnh" hoặc có uy tín, trách nhiệm để đảm bảo việc người lao động thực hiện các nghĩa vụ của mình.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?