Người lao động có thể tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của công ty hay không?

Người lao động có thể tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của công ty hay không? Người lao động tố cáo về lao động sẽ được được bảo vệ như thế nào? - Câu hỏi của chị Phương (TPHCM)

Người lao động có thể tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của công ty hay không?

Theo quy định tại khoản 6, khoản 9 Điều 3 Nghị định 24/2018/NĐ-CP thì:

- Tố cáo về lao động là việc người lao động báo cho người có thẩm quyền biết hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực lao động gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

- Người lao động được xác định là người tố cáo về lao động.

Và quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 24/2018/NĐ-CP cho phép người tố cáo về lao động được quyền gửi đơn hoặc tố cáo trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động.

Tố cáo

Người lao động có thể tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của công ty hay không? (Hình từ Internet)

Thời hiệu người lao động tố cáo về lao động là bao lâu?

Hiện nay quy định trong Luật Tố cáo 2018 và các văn bản quy phạm pháp luật khác không có quy định về thời hiệu tố cáo.

Theo đó, bất cứ khi nào người lao động phát hiện hành vi vi phạm pháp luật đều có thể thực hiện việc tố cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Người lao động tố cáo về lao động sẽ được được bảo vệ như thế nào?

Theo quy định tại Điều 47 Luật Tố cáo 2018 như sau:

Người được bảo vệ, phạm vi bảo vệ
1. Bảo vệ người tố cáo là việc bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo; bảo vệ vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo, vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo (gọi chung là người được bảo vệ).
2. Người tố cáo được bảo vệ bí mật thông tin cá nhân, trừ trường hợp người tố cáo tự tiết lộ.
3. Khi có căn cứ về việc vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người quy định tại khoản 1 Điều này đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc hay họ bị trù dập, phân biệt đối xử do việc tố cáo, người giải quyết tố cáo, cơ quan khác có thẩm quyền tự quyết định hoặc theo đề nghị của người tố cáo quyết định việc áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết.

Theo đó, người lao động nếu thực hiện tố cáo về lao động sẽ được:

- Bảo vệ bí mật thông tin;

- Bảo vệ vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo, vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo (gọi chung là người được bảo vệ).

Trách nhiệm bảo vệ người lao động thực hiện tố cáo về lao động theo Điều 49 Luật Tố cáo 2018 như sau:

Cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ
1. Người giải quyết tố cáo có trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin, vị trí công tác, việc làm của người được bảo vệ thuộc quyền quản lý và những nội dung bảo vệ khác nếu thuộc thẩm quyền của mình; trường hợp không thuộc thẩm quyền thì yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ.
2. Cơ quan tiếp nhận, xác minh nội dung tố cáo có trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo.
3. Cơ quan Công an chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ.
4. Cơ quan quản lý nhà nước về cán bộ, công chức, viên chức, lao động, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện việc bảo vệ vị trí công tác, việc làm của người được bảo vệ.
5. Ủy ban nhân dân các cấp, Công đoàn các cấp, cơ quan, tổ chức khác, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ thực hiện việc bảo vệ bí mật thông tin, vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ.

Như vậy, người lao động sẽ được các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ khi thực hiện quyền tố cáo nói chung và tố cáo về lao động nói riêng.

Quyền và nghĩa vụ của người lao động khi thực hiện tố cáo là gì?

Theo quy định tại Điều 37 Nghị định 24/2018/NĐ-CP như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
1. Người tố cáo có quyền gửi đơn hoặc tố cáo trực tiếp với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền theo quy định tại các Điều 39, 40, 41 và 42 Nghị định này đối với hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động; giáo dục nghề nghiệp; hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; việc làm; an toàn, vệ sinh lao động.
2. Quyền và nghĩa vụ khác của người tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo và quy định của pháp luật có liên quan.

Theo đó, quyền và nghĩa vụ của người lao động tố cáo theo Điều 9 Luật Tố cáo 2018 như sau:

Quyền của người tố cáo

- Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của Luật này;

- Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;

- Được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo;

- Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết;

- Rút tố cáo;

- Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;

- Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của người tố cáo

- Cung cấp thông tin cá nhân quy định tại Điều 23 của Luật này;

- Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo;

- Hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu;

- Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.

Tố cáo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Tố cáo là gì? Thời gian công khai kết luận nội dung tố cáo của công đoàn là bao lâu?
Lao động tiền lương
Thủ tục giải quyết tố cáo về lao động của người lao động hiện nay như thế nào?
Lao động tiền lương
Người lao động có thể tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của công ty hay không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tố cáo
19,052 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tố cáo

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tố cáo

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Tổng hợp quy định pháp luật về tố cáo và bảo vệ người tố cáo
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào