Người lao động có thể nộp bảo hiểm thất nghiệp Quận Tân Bình Tp. Hồ Chí Minh ở đâu?

Người lao động có thể nộp bảo hiểm thất nghiệp Quận Tân Bình Tp. Hồ Chí Minh ở đâu? Câu hỏi của anh Tính (Tp.HCM).

Người lao động có thể nộp bảo hiểm thất nghiệp Quận Tân Bình Tp. Hồ Chí Minh ở đâu?

Căn cứ theo hướng dẫn tại Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (Được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP) người lao động có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Theo đó, dẫn chiếu đến Quy trình 9 Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 403/QĐ-UBND năm 2020 và Quyết định 403/QĐ-UBND năm 2020 có quy định:

Hiện nay, tại Quận Tân Bình – thành phố Hồ Chí Minh chưa có văn phòng đại diện của trung tâm dịch vụ việc làm, khi muốn nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động có thể đến trực tiếp: Trung tâm dịch vụ việc làm Thành phố.

- Đia chỉ: 153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 17, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

- Fax: (028) 35 147 186

- Email: [email protected]

- Phòng Giới thiệu việc làm - Thông tin thị trường:

+ SĐT: (028) 35 147 484 - 3510 6121, (028) 35 147 483 - 3840 3669

+ Email: [email protected]

- Phòng Đào tạo - Dịch vụ tư vấn quan hệ lao động:

+ SĐT: (028) 35 147 481 - 3840 6361, (028) 3898 2272 - 35 147 482

+ Email: [email protected]

- Phòng Bảo hiểm thất nghiệp:(028) 35 147 187 - 35 147 007

- Thời gian làm việc như sau:

+ Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần: Buổi sáng: 8h00 -12h00 - Buổi chiều: 13h00-17h00

+ ​Thứ 7 và Chủ Nhật: Nghỉ làm việc

Ngoài ra, người lao động đang làm việc ở Quận Tân Bình cũng có thể nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp ở các địa bàn khác trên Tp. Hồ Chí Minh như:

1. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 4: 249 Tôn Đản , P.15

2. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 6: 743/34 Hồng Bàng, P.6

3. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 9: Số 1, Đường số 9, Phường Phước Bình.

4. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận Tân Bình: 456 Trường Chinh, P. 13

5. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 12: 803 Nguyễn Văn Quá, Phường. Đồng Hưng Thuận

6. Cơ Sở 2 Củ Chi : Đường 458, ấp Thạnh An, xã Trung An.

Người lao động có thể nộp bảo hiểm thất nghiệp Quận Tân Bình Tp. Hồ Chí Minh ở đâu?

Người lao động có thể nộp bảo hiểm thất nghiệp Quận Tân Bình Tp. Hồ Chí Minh ở đâu?

Bảo hiểm thất nghiệp có bao gồm chế độ hỗ trợ học nghề không?

Căn cứ Điều 42 Luật Việc làm 2013 quy định về các chế độ bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
1. Trợ cấp thất nghiệp.
2. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
3. Hỗ trợ Học nghề.
4. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Theo đó có 04 chế độ bảo hiểm thất nghiệp, một trong số đó là hỗ trợ học nghề.

Tạo cơ hội học nghề cho người lao động tham gia gói bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 17/2021/QĐ-TTg quy định về mức hỗ trợ học nghề như sau:

Mức hỗ trợ học nghề
1. Mức hỗ trợ học nghề
a) Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề đến 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 4.500.000 đồng/người/khóa đào tạo.
b) Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề trên 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 1.500.000 đồng/người/tháng.
Trường hợp người lao động tham gia khóa đào tạo nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở đào tạo nghề nghiệp thì số ngày lẻ được tính theo nguyên tắc: Từ 14 ngày trở xuống tính là ½ tháng và từ 15 ngày trở lên được tính là 01 tháng.
...

Như vậy, người lao động được nhận mức hỗ trợ học nghề trong gói bảo hiểm thất nghiệp như sau:

- Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề đến 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 4.500.000 đồng/người/khóa đào tạo.

- Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề trên 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 1.500.000 đồng/người/tháng.

- Đối với người lao động tham gia khóa đào tạo nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở đào tạo nghề nghiệp thì số ngày lẻ được tính theo nguyên tắc: Từ 14 ngày trở xuống tính là 1/2 tháng và từ 15 ngày trở lên được tính là 01 tháng.

Tham khảo thêm Toàn văn 04 chế độ bảo hiểm thất nghiệp:

TẢI VỀ

Bảo hiểm thất nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Có bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc không?
Lao động tiền lương
Cách xem lịch chuyển tiền bảo hiểm thất nghiệp dành cho người lao động ra sao?
Lao động tiền lương
Viên chức có thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp hay không?
Lao động tiền lương
Người lao động thất nghiệp nên làm gì? Mức hưởng các chế độ của bảo hiểm thất nghiệp được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Chế độ bảo hiểm thất nghiệp của người lao động có bị thay đổi thông qua Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)?
Lao động tiền lương
Cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp sau đợt tăng lương cơ sở 30% như thế nào?
Lao động tiền lương
Các bước tham gia bảo hiểm thất nghiệp? Ai thực hiện?
Lao động tiền lương
Địa chỉ bảo hiểm thất nghiệp Quận 12 Tp. Hồ Chí Minh là ở đâu?
Lao động tiền lương
Bảo hiểm thất nghiệp là bù đắp thu nhập cho người lao động có đúng không?
Lao động tiền lương
Người lao động phải đóng bao nhiêu tiền bảo hiểm thất nghiệp?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bảo hiểm thất nghiệp
1,634 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào