Người lao động có được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội đối với quỹ hưu trí và tử tuất không?
Người lao động có được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội đối với quỹ hưu trí và tử tuất không?
Căn cứ tại Điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất được quy định như sau:
a) Trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng;
b) Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại điểm a khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.
2. Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam. Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này và các trường hợp khác tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Theo đó, người lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội đối với quỹ hưu trí và tử tuất khi đáp ứng điều kiện sau:
- Do người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì người lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng.
- Khi hết thời hạn tạm dừng đóng, người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng.
Người lao động có được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội đối với quỹ hưu trí và tử tuất không? (Hình từ Internet)
Mức đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với người lao động hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật này, mức đóng và phương thức đóng được quy định như sau:
a) Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
b) Phương thức đóng được thực hiện 3 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Trường hợp đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thu, nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức quy định tại Điều này hoặc truy nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội sau khi về nước.
...
Như vậy, mức đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với người lao động hiện nay được quy định như sau:
- Đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014: mức đóng bằng 8% mức tiền lương tháng.
- Đối với người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014: mức đóng bằng 8% mức lương cơ sở.
- Đối với người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mức đóng được quy định như sau:
+ Bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
+ Bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Quỹ hưu trí và tử tuất có phải là thành phần của quỹ bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ tại Điều 83 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Các quỹ thành phần của quỹ bảo hiểm xã hội
1. Quỹ ốm đau và thai sản.
2. Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
3. Quỹ hưu trí và tử tuất.
Như vậy, quỹ hưu trí và tử tuất là 1 thành phần của quỹ bảo hiểm xã hội.
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/LLT/04-01-24/quy-huu-tri.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/laodongtienluong/20230301/BY/12-8-2023/hinh-anh-448.jpg)
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Chốt bảng lương mới áp dụng cho Đại úy quân nhân chuyên nghiệp khi cải cách tiền lương có mức lương mới là mức lương nào?
- 02 mức lương dự kiến thay mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng áp dụng cho CBCCVC và LLVT trong giai đoạn trước và sau khi cải cách tiền lương cụ thể thế nào?
- Cải cách tiền lương: Toàn bộ bảng lương mới của giáo viên các cấp từ mầm non đến THPT là viên chức thay thế mức lương cơ sở và hệ số lương là mức lương gì?
- Nghị định 178: Người lao động không đủ điều kiện hưởng nghỉ hưu trước tuổi thì được hưởng chế độ nào?
- Điều chỉnh lương hưu 2025 tăng hay giảm sau đợt tăng lương hưu mới nhất tại Nghị định 75?