Người lao động có được bồi thường khi công ty trả lương trễ hay không?

Người lao động có được bồi thường khi công ty trả lương trễ hay không?

Công ty trả lương trễ có phải thông báo cho người lao động biết hay không?

Căn cứ theo Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về kỳ hạn trả lương như sau:

Kỳ hạn trả lương
1. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Theo đó, một trong những nguyên tắc trả lương là người lao động được trả lương đầy đủ và đúng thời hạn. Bên cạnh đó, hiện nay chưa quy định cụ thể về vấn đề thời điểm phải thông báo khi công ty trả lương trễ. Dù không có ràng buộc về việc thông báo trả lương trễ nhưng hành vi này được xem là hành vi vi phạm pháp luật (trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định)

Người lao động có được bồi thường khi bị trả lương trễ hay không?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019, trường hợp vì lý do bất khả kháng không thể khắc phục thì người sử dụng lao động chỉ được trả lương trễ cho người lao động trong thời gian không quá 30 ngày ngay cả khi đã gửi thông báo cho người lao động biết.

Bên cạnh đó, nếu công ty trả lương trễ từ 15 ngày trở lên (ngay cả trong trường hợp vì lý do bất khả kháng công ty được phép trả lương trễ tối đa 30 ngày) thì phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm.

Số tiền lãi này sẽ được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi công ty mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Đồng nghĩa với đó, nếu trả lương trễ dưới 15 ngày (trong trường hợp bất khả kháng) thì công ty không cần phải trả thêm khoản tiền lãi cho người lao động.

Người lao động làm thế nào để đòi lại quyền lợi khi công ty trả lương trễ?

Việc trả lương trễ là vấn đề không hề mới mẻ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể, một số doanh nghiệp chủ ý kéo dài việc trả lương hoặc do doanh nghiệp đang thật sự gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán lương .Trước sự việc này, người lao động có thể đòi lại quyền lợi thông qua những cách sau:

Phương án 1: Gửi yêu cầu trực tiếp đến ban lãnh đạo công ty yêu cầu giải quyết tiền lương

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận của các bên, do đó, mọi vấn đề phát sinh trong trong quan hệ lao động đều có thể giải quyết bằng thỏa thuận.

Nếu hai bên có thể tìm được tiếng nói chung và công ty đồng ý giải quyết quyền lợi cho người lao động thì đây là cách tối ưu, nhanh chóng và ít tốn kém nhất. Tuy nhiên, nếu công ty đã cố tình không trả lương thì việc giải quyết sẽ trở nên khá khó khăn.

Phương án 2: Khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 5 và khoản 2 Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khởi kiện tại tòa án hoặc thực hiện khiếu nại lần hai theo quy định. Khiếu nại lần hai gửi đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính.

Thời hạn thụ lý: 07 ngày làm việc kể từ ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền. (theo khoản 2 Điều 27 Nghị định 24/2018/NĐ-CP)

Thời hạn giải quyết: Không quá 45 ngày (vụ việc phức tạp không quá 60 ngày), kể từ ngày thụ lý; Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày (vụ việc phức tạp không quá 90 ngày), kể từ ngày thụ lý (theo khoản 1 Điều 28 Nghị định 24/2018/NĐ-CP)

Nếu khiếu nại lần hai không được giải quyết đúng thời hạn hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì người lao động có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính (theo điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 24/2018/NĐ-CP)

Phương án 3: Hòa giải thông qua Hòa giải viên lao động

Theo khoản 1 Điều 190 Bộ luật Lao động 2019, thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết là 06 tháng kể từ ngày phát hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp từ người lao động (theo khoản 2 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019).

Tại phiên họp hòa giải, người lao động phải có mặt hoặc ủy quyền cho người khác tham gia. Tại đây, các bên sẽ thống nhất phương án giải quyết với nhau. Trường hợp không thỏa thuận được, người lao động có thể xem xét phương án mà hòa giải viên lao động đưa ra.

Trường hợp hòa giải không thành hoặc thành nhưng người sử dụng lao động không thực hiện hoặc hết thời hạn giải quyết thì người lao động có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết

Phương án 4: Giải quyết bởi Hội đồng trọng tài lao động:

Theo Điều 189 Bộ luật Lao động 2019, cách này được tiến hành sau khi đã trải qua bước hòa giải thông qua Hòa giải viên lao động. Đồng thời chỉ giải quyết tranh chấp bằng Hội đồng trọng tài lao động khi cả hai bên đồng ý lựa chọn.

Thời hiệu yêu cầu: 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra quyền và lợi ích hợp pháp bị vi phạm.

Khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết.

Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày Ban trọng tài lao động được thành lập.

Quyết định của Ban trọng tài lao động về việc giải quyết tranh chấp sẽ được gửi cho các bên. Trường hợp một bên không thi hành quyết định này thì bên còn lại có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Phương án 5: Khởi kiện tại Tòa án

Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, tranh chấp về tiền lương bắt buộc phải trải qua thủ tục hòa giải bởi Hòa giải viên Lao động, sau đó mới được khởi kiện tại Tòa án.

Căn cứ khoản 3 Điều 190 Bộ luật Lao động 2019, thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp là 01 năm kể từ ngày phát hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Người lao động gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở và thực hiện các thủ tục tố tụng dân sự theo hướng dẫn của Tòa án.

Kỳ hạn trả lương
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Tiền lương giờ trả theo từng ngày có được hay không?
Lao động tiền lương
Khi đến kỳ trả lương, công ty phải thông báo bảng kê trả lương khi thực hiện trừ lương nhân viên đúng không?
Lao động tiền lương
Công ty trả lương cho người lao động ngày 10 hàng tháng có đúng luật không?
Lao động tiền lương
Người lao động có được nhận tiền lương vào giữa tháng hay không?
Lao động tiền lương
Công ty có được cộng gộp 6 tháng tiền lương và trả lương 1 năm 2 lần cho người lao động không?
Lao động tiền lương
Ngày trả lương là ngày công ty làm lệnh với ngân hàng để chuyển tiền hay là ngày người lao động thực tế nhận lương?
Lao động tiền lương
Pháp luật có quy định ngày nhận lương là ngày 01 hay 05 tây hằng tháng không?
Lao động tiền lương
Người lao động có được bồi thường khi công ty trả lương trễ hay không?
Lao động tiền lương
Công ty có được kéo dài kỳ hạn trả lương cho người lao động hay không?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp có buộc phải trả lương trước tết cho người lao động hay không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Kỳ hạn trả lương
955 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kỳ hạn trả lương

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kỳ hạn trả lương

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất Toàn bộ văn bản về tính lương làm thêm giờ năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào