Người hành nghề khám chữa bệnh có nghĩa vụ gì đối với xã hội?

Cho tôi hỏi người hành nghề khám chữa bệnh có nghĩa vụ gì đối với xã hội? Câu hỏi của chị D.B (Ninh Bình).

Người hành nghề khám chữa bệnh có nghĩa vụ gì đối với xã hội?

Căn cứ tại Điều 47 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định:

Nghĩa vụ đối với xã hội
1. Tham gia cấp cứu, bảo vệ sức khỏe và giáo dục sức khỏe tại cộng đồng.
2. Tham gia giám sát về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề khác.
3. Chấp hành quyết định luân phiên có thời hạn của cơ quan quản lý trực tiếp; quyết định huy động, điều động của cơ quan, người có thẩm quyền về việc tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khi có thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người hành nghề đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 24 tháng tuổi, trừ trường hợp người đó tự nguyện;
b) Người hành nghề thuộc nhóm nguy cơ cao đối với các bệnh dịch và trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Theo đó, nghĩa vụ đối với xã hội của người hành nghề khám chữa bệnh được quy định như sau:

- Tham gia cấp cứu, bảo vệ sức khỏe và giáo dục sức khỏe tại cộng đồng.

- Tham gia giám sát về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề khác.

- Chấp hành quyết định luân phiên có thời hạn của cơ quan quản lý trực tiếp; quyết định huy động, điều động của cơ quan, người có thẩm quyền về việc tham gia hoạt động khám chữa bệnh khi có thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp, trừ các trường hợp sau:

+ Người hành nghề đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 24 tháng tuổi, trừ trường hợp người đó tự nguyện;

+ Người hành nghề thuộc nhóm nguy cơ cao đối với các bệnh dịch và trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Người hành nghề khám chữa bệnh có nghĩa vụ gì đối với xã hội?

Người hành nghề khám chữa bệnh có nghĩa vụ gì đối với xã hội?

Người hành nghề khám chữa bệnh được từ chối khám chữa bệnh trong những trường hợp nào?

Căn cứ tại Điều 40 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định:

Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh
Người hành nghề được từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:
1. Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của mình nhưng phải giới thiệu người bệnh đến người hành nghề khác hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phù hợp để khám bệnh, chữa bệnh và phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được người hành nghề khác tiếp nhận hoặc chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác;
2. Việc khám bệnh, chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp;
3. Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi;
4. Người bệnh yêu cầu phương pháp khám bệnh, chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật;
5. Người bệnh, người đại diện của người bệnh quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 15 của Luật này không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.

Theo đó, người hành nghề khám chữa bệnh được từ chối khám chữa bệnh trong những trường hợp sau đây:

- Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của mình nhưng phải giới thiệu người bệnh đến người hành nghề khác hoặc cơ sở khám chữa bệnh khác phù hợp để khám chữa bệnh và phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được người hành nghề khác tiếp nhận hoặc chuyển đi cơ sở khám chữa bệnh khác;

- Việc khám chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp;

- Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi;

- Người bệnh yêu cầu phương pháp khám chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật;

- Người bệnh, người đại diện của người bệnh không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.

Chức danh chuyên môn nào phải có giấy phép hành nghề khám chữa bệnh theo quy định mới nhất?

Căn cứ tại Điều 26 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định:

Chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề
1. Chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề bao gồm:
a) Bác sỹ;
b) Y sỹ;
c) Điều dưỡng;
d) Hộ sinh;
đ) Kỹ thuật y;
e) Dinh dưỡng lâm sàng;
g) Cấp cứu viên ngoại viện;
h) Tâm lý lâm sàng;
i) Lương y;
k) Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
2. Chính phủ quy định chức danh chuyên môn và điều kiện cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề đối với chức danh chuyên môn được bổ sung ngoài các chức danh quy định tại khoản 1 Điều này phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ sau khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phạm vi hành nghề đối với từng chức danh chuyên môn.

Theo đó, các chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề khám chữa bệnh theo quy định mới nhất bao gồm:

- Bác sỹ;

- Y sỹ;

- Điều dưỡng;

- Hộ sinh;

- Kỹ thuật y;

- Dinh dưỡng lâm sàng;

- Cấp cứu viên ngoại viện;

- Tâm lý lâm sàng;

- Lương y;

- Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

Người hành nghề khám chữa bệnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
06 Nghĩa vụ đối với nghề nghiệp mà người hành nghề khám chữa bệnh cần tuân thủ là gì?
Lao động tiền lương
Người hành nghề khám chữa bệnh có bị cấm hành nghề khi đang hưởng án treo không?
Lao động tiền lương
Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bị cấm bán thuốc dưới mọi hình thức đúng không?
Lao động tiền lương
Một người hành nghề chỉ được làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc LLVT đúng không?
Lao động tiền lương
Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang phải thực hiện thủ tục gia hạn giấy phép hành nghề khi nào?
Lao động tiền lương
Quyết định đình chỉ hành nghề đối với bác sĩ thuộc LLVT có cần thông báo cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không?
Lao động tiền lương
Người hành nghề thuộc LLVT phải chấp hành quyết định huy động tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khi có tình trạng khẩn cấp đúng không?
Lao động tiền lương
Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang bắt buộc phải có giấy phép hành nghề đúng không?
Lao động tiền lương
Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang được từ chối khám bệnh trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được phép tạm rời khỏi nơi làm việc trong trường hợp nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Người hành nghề khám chữa bệnh
665 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người hành nghề khám chữa bệnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người hành nghề khám chữa bệnh

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Những văn bản quan trọng về Thuế thu nhập doanh nghiệp Tổng hợp văn bản về hoạt động của Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Tổng hợp các văn bản về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào