Người dưới 18 tuổi có được làm người lái phương tiện đường thủy nội địa hay không?

Người lái phương tiện đường thủy nội địa có được là người dưới 18 tuổi hay không?

Người dưới 18 tuổi là người chưa thành niên đúng không?

Căn cứ theo Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về người chưa thành niên như sau:

Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Theo đó, người dưới 18 tuổi là người chưa thành niên.

Người dưới 18 tuổi có được làm người lái phương tiện đường thủy nội địa hay không?

Người dưới 18 tuổi có được làm người lái phương tiện đường thủy nội địa hay không? (Hình từ Internet)

Người dưới 18 tuổi có được làm người lái phương tiện đường thủy nội địa hay không?

Căn cứ theo Điều 35 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 (có từ bị thay thế bởi điểm a khoản 1 Điều 2; được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014) có quy định về điều kiện của người lái phương tiện như sau:

Điều kiện của người lái phương tiện
1. Người lái phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người phải có các điều kiện sau đây:
a) Đủ 18 tuổi trở lên;
b) Có chứng nhận đủ sức khoẻ của cơ quan y tế và biết bơi;
c) Có chứng chỉ lái phương tiện.
2. Người lái phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần dưới 5 tấn hoặc có sức chở đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 5 người phải đủ 15 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ, biết bơi, phải học tập pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa và được cấp giấy chứng nhận. Trường hợp sử dụng phương tiện vào mục đích kinh doanh thì độ tuổi của người lái phương tiện phải tuân theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc đào tạo, cấp chứng chỉ lái phương tiện, giấy chứng nhận học tập pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa cho người lái phương tiện.

Theo đó, tùy theo loại phương tiện đường thủy nội địa mà độ tuổi yêu cầu đối với người lái phương tiện sẽ khác nhau, cụ thể:

- Đối với trường hợp phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 mã lực đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 5 người đến 12 người: Người lái phương tiện phải từ đủ 18 tuổi trở lên.

- Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần dưới 5 tấn hoặc có sức chở đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 5 người: Người lái phương tiện phải từ đủ 15 tuổi trở lên; trường hợp sử dụng phương tiện vào mục đích kinh doanh thì độ tuổi của người lái phương tiện là từ đủ 18 tuổi.

Như vậy, người dưới 18 tuổi được làm người lái phương tiện đường thủy nội địa trong một số trường hợp trên.

UBND cấp tỉnh có trách nhiệm gì trong việc quản lý nhà nước về giao thông đường thuỷ nội địa?

Căn cứ theo Điều 100 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 4; có cụm từ bị thay thế bởi khoản 7 Điều 4 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về giao thông đường thuỷ nội địa có trách nhiệm như sau:

- Tổ chức, chỉ đạo các sở, ban, ngành trực thuộc và Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện các biện pháp bảo vệ kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, chống lấn, chiếm hành lang bảo vệ luồng, bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa và chịu trách nhiệm về trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa tại địa phương; tổ chức cứu nạn, giải quyết hậu quả các vụ tai nạn trên đường thuỷ nội địa trong phạm vi địa phương.

- Tổ chức thực hiện quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo thẩm quyền; xây dựng và tổ chức thực hiện nội dung phương án phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa trong quy hoạch tỉnh.

- Tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa; kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa theo thẩm quyền; áp dụng các biện pháp thiết lập trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa tại địa phương.

Phương tiện đường thủy nội địa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thuyền viên làm việc trên phương tiện đường thủy nội địa phải đủ bao nhiêu tuổi?
Lao động tiền lương
06 chức danh của thuyền viên làm việc trên phương tiện đường thủy nội địa là những chức danh nào?
Lao động tiền lương
Người dưới 18 tuổi có được làm người lái phương tiện đường thủy nội địa hay không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Phương tiện đường thủy nội địa
62 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phương tiện đường thủy nội địa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào