Người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên cần đáp ứng điều kiện gì?
Người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 91/2017/TT-BTC quy định:
Điều kiện dự thi
Người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên, chứng chỉ kế toán viên phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
2. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp bảo đảm các quy định tại Điều 9 Thông tư này;
3. Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng, được tính trong khoảng thời gian từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học (hoặc sau đại học) đến thời điểm đăng ký dự thi. Thời gian công tác thực tế về kiểm toán bao gồm thời gian làm trợ lý kiểm toán tại doanh nghiệp kiểm toán, thời gian làm kiểm toán nội bộ tại bộ phận kiểm toán nội bộ của đơn vị, thời gian làm kiểm toán tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước;
4. Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ dự thi và chi phí dự thi theo quy định;
5. Không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 52 của Luật kế toán.
Theo đó, người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên cần đáp ứng điều kiện sau:
- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp.
- Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng, được tính trong khoảng thời gian từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học (hoặc sau đại học) đến thời điểm đăng ký dự thi. Thời gian công tác thực tế về kiểm toán bao gồm thời gian làm trợ lý kiểm toán tại doanh nghiệp kiểm toán, thời gian làm kiểm toán nội bộ tại bộ phận kiểm toán nội bộ của đơn vị, thời gian làm kiểm toán tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước;
- Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ dự thi và chi phí dự thi theo quy định;
- Không thuộc các đối tượng:
+ Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
+ Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.
Người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên cần đáp ứng điều kiện gì?
Người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên phải thi những môn nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 91/2017/TT-BTC quy định:
Nội dung thi
1. Người dự thi lấy chứng chỉ kế toán viên thi 4 môn thi sau:
a) Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp;
b) Tài chính và quản lý tài chính nâng cao;
c) Thuế và quản lý thuế nâng cao;
d) Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao.
2. Người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên thi 7 môn thi sau:
a) Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp;
b) Tài chính và quản lý tài chính nâng cao;
c) Thuế và quản lý thuế nâng cao;
d) Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao;
đ) Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao;
e) Phân tích hoạt động tài chính nâng cao;
g) Ngoại ngữ trình độ C của 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức.
3. Người có chứng chỉ kế toán viên dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên phải thi 03 môn thi sau:
a) Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao;
b) Phân tích hoạt động tài chính nâng cao;
c) Ngoại ngữ trình độ C của 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức.
4. Nội dung từng môn thi bao gồm cả phần lý thuyết và phần ứng dụng vào bài tập tình huống quy định tại Phụ lục số 01 Thông tư này. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm soạn thảo, cập nhật và công khai nội dung, chương trình tài liệu học, ôn thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên và chứng chỉ kế toán viên.
Theo đó người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên phải thi 7 môn:
- Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp.
- Tài chính và quản lý tài chính nâng cao.
- Thuế và quản lý thuế nâng cao.
- Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao.
- Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao.
- Phân tích hoạt động tài chính nâng cao.
- Ngoại ngữ trình độ C của 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức.
Người có chứng chỉ kế toán viên dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên phải thi 03 môn:
- Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao.
- Phân tích hoạt động tài chính nâng cao.
- Ngoại ngữ trình độ C của 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức.
Thời gian mỗi môn thi là bao lâu?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 91/2017/TT-BTC quy định:
Thể thức thi
Mỗi môn thi quy định tại Điều 6 Thông tư này (trừ môn thi Ngoại ngữ), người dự thi phải làm một bài thi viết trong thời gian 180 phút. Môn thi Ngoại ngữ, người dự thi phải làm một bài thi viết trong thời gian 120 phút.
Theo đó môn ngoại ngữ: Thi viết trong thời gian 120 phút.
Các môn còn lại: Thi viết trong thời gian 180 phút.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?