Người dân tộc thiểu số được ưu tiên cộng bao nhiêu điểm khi xét tuyển công chức Bộ Công Thương?
Người dân tộc thiểu số được ưu tiên cộng bao nhiêu điểm khi xét tuyển công chức Bộ Công Thương?
Căn cứ theo Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-BCT năm 2022 quy định về điều kiện đăng ký dự tuyển công chức; ưu tiên trong tuyển dụng công chức như sau:
Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức; ưu tiên trong tuyển dụng công chức
Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức; ưu tiên trong tuyển dụng công chức được thực hiện theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
Theo đó, việc ưu tiên trong tuyển dụng công chức Bộ Công Thương được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định 138/2020/NĐ-CP.
Dẫn chiếu đến Điều 5 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về ưu tiên trong tuyển dụng công chức như sau:
Ưu tiên trong tuyển dụng công chức
1. Đối tượng và điểm ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển:
a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
b) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
c) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
2. Trường hợp người dự thi tuyển hoặc dự xét tuyển thuộc nhiều diện ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều này thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm vòng 2.
Theo đó, người dân tộc thiểu số được ưu tiên cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2 khi xét tuyển công chức Bộ Công Thương.
Trong trường hợp người xét tuyển công chức Bộ Công Thương vừa là người dân tộc thiểu số vừa thuộc thêm diện ưu tiên được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 138/2020/NĐ-CP thì người xét tuyển được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2.
Người dân tộc thiểu số được ưu tiên cộng bao nhiêu điểm khi xét tuyển công chức Bộ Công Thương?
Sinh viên tốt nghiệp loại nào thuộc đối tượng được xét tuyển công chức Bộ Công Thương?
Căn cứ theo Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-BCT năm 2022 quy định như sau:
Đối tượng xét tuyển công chức; nội dung, hình thức xét tuyển công chức; xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức
Việc tuyển dụng công chức thông qua hình thức xét tuyển do Bộ trưởng hoặc Tổng cục trưởng quyết định.
Đối tượng xét tuyển công chức; nội dung, hình thức xét tuyển công chức; xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức được thực hiện theo quy định từ Điều 10 đến Điều 12 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
Theo đó, đối tượng xét tuyển công chức Bộ Công Thương được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định 138/2020/NĐ-CP.
Dẫn chiếu đến Điều 10 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng xét tuyển công chức
1. Việc tuyển dụng công chức thông qua hình thức xét tuyển do cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định và được thực hiện riêng đối với từng nhóm đối tượng sau đây:
a) Người cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật Giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học;
c) Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.
2. Việc tuyển dụng đối với nhóm đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.
Theo đó, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc thuộc đối tượng được xét tuyển công chức Bộ Công Thương.
Ai có thẩm quyền giải quyết tố cáo trong quá trình xét tuyển công chức Bộ Công Thương?
Căn cứ theo điểm đ khoản 2 Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-BCT năm 2022 quy định như sau:
Hội đồng tuyển dụng công chức
...
2. Hội đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng đã biểu quyết. Hội đồng tuyển dụng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thành lập các bộ phận giúp việc: Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban chấm phúc khảo (nếu có), Ban kiểm tra sát hạch khi tổ chức thực hiện phỏng vấn tại vòng 2.
Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng thành lập Tổ Thư ký giúp việc;
b) Tổ chức thu phí dự tuyển và sử dụng phí dự tuyển theo quy định;
c) Kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển, tổ chức thi, chấm thi, chấm phúc khảo theo quy chế;
d) Báo cáo Bộ trưởng hoặc Tổng cục trưởng quyết định công nhận kết quả thi tuyển, xét tuyển;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi tuyển, xét tuyển;
e) Hội đồng tuyển dụng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
...
Theo đó, Hội đồng tuyển dụng có thẩm quyền giải quyết tố cáo trong quá trình tổ chức xét tuyển công chức Bộ Công Thương.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?