Người có công nuôi liệt sĩ đã hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì có được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng hay không?
- Người có công nuôi liệt sĩ đã hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì có được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng hay không?
- Hồ sơ giải quyết chế độ trợ cấp ưu đãi đối với người có công nuôi dưỡng liệt sĩ bao gồm những gì?
- Người có công nuôi liệt sĩ bị chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi trong trường hợp nào?
Người có công nuôi liệt sĩ đã hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì có được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng hay không?
Căn cứ theo Điều 16 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 quy định như sau:
Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của liệt sỹ
1. Cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ” theo quy định của Chính phủ.
2. Trợ cấp tuất một lần khi truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công”; trường hợp không còn thân nhân thì người thừa kế của liệt sỹ giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưởng trợ cấp tuất một lần.
3. Trợ cấp tuất hằng tháng đối với những người sau đây:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, con liệt sỹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng, người có công nuôi liệt sỹ; trường hợp có nhiều liệt sỹ thì theo các mức thân nhân của hai liệt sỹ, thân nhân của ba liệt sỹ trở lên;
b) Vợ hoặc chồng liệt sỹ.
4. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sỹ, vợ hoặc chồng liệt sỹ quy định tại khoản 3 Điều này sống cô đơn, con liệt sỹ quy định tại khoản 3 Điều này mồ côi cả cha mẹ thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.
...
Như vậy, người có công nuôi liệt sĩ đã hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng nếu người có công nuôi liệt sĩ sống cô đơn.
Người có công nuôi liệt sĩ đã hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì có được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng hay không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ giải quyết chế độ trợ cấp ưu đãi đối với người có công nuôi dưỡng liệt sĩ bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 26 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ
1. Cá nhân lập bản khai có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú theo Mẫu số 05 Phụ lục I Nghị định này gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ liệt sĩ kèm bản sao được chứng thực từ Bằng “Tổ quốc ghi công” và một trong các giấy tờ sau:
a) Trường hợp thân nhân là người có công nuôi liệt sĩ phải có văn bản đồng thuận của các thân nhân liệt sĩ; trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân thì phải có văn bản đồng thuận của những người thuộc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự. Văn bản đồng thuận do Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận về chữ ký, nơi thường trú và nội dung đồng thuận.
Người có công nuôi liệt sĩ phải là người đủ 16 tuổi trở lên và có khả năng lao động hoặc kinh tế để nuôi liệt sĩ.
b) Trường hợp thân nhân là con chưa đủ 18 tuổi phải có thêm bản sao được chứng thực từ giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh.
c) Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên đang đi học phải có thêm giấy xác nhận của cơ sở giáo dục nơi đang theo học.
d) Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng trước khi đủ 18 tuổi phải có thêm giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật.
đ) Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi mà không có thu nhập hằng tháng hoặc có thu nhập hằng tháng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn phải có thêm giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật, giấy xác nhận thu nhập theo Mẫu số 47 Phụ lục I Nghị định này của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Như vậy, hồ sơ giải quyết chế độ trợ cấp ưu đãi đối với người có công nuôi dưỡng liệt sĩ bao gồm:
- Bản khai có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú theo Mẫu số 05 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ liệt sĩ.
Mẫu số 05: Tại đây.
- Bản sao được chứng thực từ Bằng “Tổ quốc ghi công”.
- Văn bản đồng thuận của các thân nhân liệt sĩ; trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân thì phải có văn bản đồng thuận của những người thuộc hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
Văn bản đồng thuận do Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận về chữ ký, nơi thường trú và nội dung đồng thuận.
Lưu ý: Người có công nuôi liệt sĩ phải là người đủ 16 tuổi trở lên và có khả năng lao động hoặc kinh tế để nuôi liệt sĩ.
Người có công nuôi liệt sĩ bị chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi trong trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 54 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14, người có công nuôi liệt sĩ bị chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi trong trường hợp sau:
- Phạm tội không thuộc các tội xâm phạm an ninh quốc gia và bị phạt tù có thời hạn thì trong thời gian chấp hành hình phạt tù.
- Người xuất cảnh trái phép, mất tích thì bị tạm đình chỉ hưởng chế độ ưu đãi trong thời gian xuất cảnh, mất tích.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?